Xuất hiện nhiều sâu bệnh hại trên cây trồng

Theo đó, cây cà phê đang trong giai đoạn quả non xuất hiện các sâu bệnh hại như bệnh rỉ sắt với tỷ lệ 6,8%, diện tích nhiễm 700 ha; khoảng 250 ha nhiễm bệnh khô cành, tỷ lệ bệnh hại trung bình 2,5%; có 165 ha cà phê bị nhiễm bệnh rệp sáp cành và rệp vẩy xanh, phân bố rải rác với tỷ lệ hại trung bình 2,5%.
Đối với cây hồ tiêu đang trong giai đoạn ra hoa, sâu bệnh hại chủ yếu là bệnh vàng lá (bệnh chết chậm), diện tích nhiễm là 249 ha với tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình là 7%, phân bổ rải rác; bệnh rệp sáp gốc với diện tích nhiễm khoảng 249 ha, mật độ trung bình 0,7 con/hố; 249 ha tiêu bị nhiễm bệnh tuyến trùng hại rễ, với tỷ lệ nhiễm trung bình 10,7%, phân bố hầu hết trên diện tích tiêu của huyện; bệnh chết nhanh chết chậm khoảng 70 ha với tỷ lệ nhiễm trung bình là 1,7%, phân bố rải rác.
Bệnh rệp sáp có khả năng gây rộng trái trên cây cà phê. Ảnh: Quang Tấn
Hiện Trạm Bảo vệ Thực vật huyện đã và đang tập trung hướng dẫn và khuyến cáo người dân cách phòng trừ, cũng như khuyến cáo các loại thuốc bảo vệ thực vật để người dân chủ động phòng trừ có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Trạm Bảo vệ Thực vật huyện cũng đã tăng cường công tác phối hợp thanh tra các đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật, kiểm tra các hoạt động buôn bán, hội thảo thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn diễn ra theo đúng quy định.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi cá ở tỉnh Ifigao, Philippin, đã tìm ra một phương án mới để tăng thu nhập cho mình. Các hợp tác xã nuôi cá địa phương tin rằng họ có thể tăng gấp đôi thu nhập của mình thông qua nuôi ghép cá rô phi và tôm.

Dong thuyền ngay con trăng đầu tiên trước thềm năm mới, hàng ngàn ngư dân bỏ lại niềm vui ngày Tết ở quê nhà để thu được những mẻ lưới đầy ắp hải sản. Những ngư dân ấy vừa cho tàu cập bến trong niềm hân hoan thắng lợi đầu năm mới…

Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến cáo các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn, ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành lùi lịch thời vụ thả tôm giống, chờ đến khi thời tiết ấm lên và môi trường ổn định trở lại mới bắt đầu thả giống.

Qua khảo sát của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, đến nay, 70% cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau sản xuất với qui mô hộ gia đình, nhỏ lẻ, công nghệ còn hạn chế.

Rộng trên 40ha, năng suất bình quân đạt khoảng 45 tạ/ha/vụ, cao hơn từ 2-10 tạ/ha/vụ so với bình quân nhiều địa phương miền núi trong tỉnh... Vì vậy cánh đồng Làng Mùng, thuộc xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) được ví là "cánh đồng vàng".