Xuất Hiện Dịch Lở Mồm Long Móng Ở 19 Xã

Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh cho biết, dịch lở mồm long móng đang bùng phát mạnh tại 19 xã của 3 huyện là Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Kỳ Anh.
Hiện dịch lở mồm long móng đã khiến cho hơn 300 con gia súc mắc bệnh. Ngay sau khi phát hiện dịch, Chi cục Thú y đã chỉ đạo các địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống như: bao vây, khoanh vùng dập dịch, tổ chức tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi và vùng có nguy cơ cao; rà soát tổng đàn, buộc các hộ dân nuôi nhốt tại chỗ; lập các chốt để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch bệnh và tạm thời đình chỉ việc buôn bán, giết mổ và vận chuyển gia súc ra, vào vùng dịch.
Chi cục thú y tỉnh Hà Tĩnh đã kịp thời cung ứng 5.000 lít hoá chất, gần 5 tấn vôi bột và hàng trăm liều vaccine cho các địa phương chống dịch. Bên cạnh đó, Chi cục cũng đã phối hợp với cơ quan Thú y vùng III, Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi các địa phương tiến hành lấy bệnh phẩm để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có công điện khẩn đề nghị tăng cường chỉ đạo phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện hàng chục hộ nông dân ở xã Đông huyện Kbang (Gia Lai) đang khóc dở, mếu dở khi đã trồng giống bắp NK67, là sản phẩm mới của Công ty Syngenta, do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối. Tưởng chừng như được vụ mùa thắng lợi nhờ thời tiết thuận lợi, nhưng chưa kịp vui mừng thì hàng chục ha bắp khi đến giai đoạn trổ cờ có dấu hiệu bị hư hỏng và đến nay coi như là mất trắng.

Khoai lang có xuất xứ từ Nhật Bản đang được bà con nông dân xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện - Gia Lai) trồng xen canh vào hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu cho năng suất và thu nhập khá cao. Trung bình 1 ha khoai lang đạt sản lượng 15-20 tấn, giá bán bình quân 5-6 triệu đồng/tấn, mỗi ha khoai lang trồng trừ chi phí còn lãi khoảng 45-55 triệu đồng.

Đến thời điểm này, các vùng nuôi tôm thương phẩm tỉnh Ninh Thuận đã vào vụ chính từ 1 đến 2 tháng, với diện tích đang nuôi khoảng 385 ha, chủ yếu tập trung ở các hộ có tiềm lực, cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Kiên Giang đã triển khai mô hình nuôi cá chình trong ao tại huyện Vĩnh Thuận.

Phát huy lợi thế 127km chiều dài của hệ thống sông ngòi chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh, những năm qua mô hình nuôi cá lồng trên sông đã từng bước được hình thành và phát triển. Do được nuôi trong môi trường nước lưu thông tự nhiên, hàm lượng ô-xi cao nên cá lớn nhanh, cho chất lượng thịt thơm ngon và rất được thị trường ưa chuộng.