Xuất Hiện Bệnh Khảm Trên Cà Chua Ở Vĩnh Phương (Nha Trang)

Người trồng cà chua tại thôn Đắc Lộc (xã Vĩnh Phương) đang lo lắng vì cà chua xuất hiện bệnh khảm, một bệnh ít gặp nhưng gây tổn thất lớn.
Ông Nguyễn Xuân Phú (Đắc Lộc 2) cho biết, cà chua trồng được 40 ngày, chuẩn bị ra hoa thì có biểu hiện ngọn không phát triển, thun lại, hóa sần, sau đó chuyển màu vàng, héo úa, chỉ có cách nhổ bỏ cây, tỉ lệ bệnh 30-40%, năng suất giảm 30%. Hiện nhiều diện tích trồng cà chua đang có biểu hiện bệnh nặng nhưng phun nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật cũng không có hiệu quả. Người trồng cà chua ở Vĩnh Phương lo lắng vì bệnh khảm.
Bà Hồ Thị Nguyệt - Chi cục Bảo vệ thực vật - cho biết, hiện Chi cục chưa có tin báo về vấn đề này, người dân cần đưa mẫu cây bệnh đến Chi cục để được xác định, hướng dẫn cách chữa trị, không nên phun thuốc lung tung gây tốn kém, càng làm bệnh lan rộng.
Được biết, cả hai giống cà chua 148, 323 (Công ty Trang Nông) đều nhiễm bệnh này. Diện tích cà chua tại Vĩnh Phương khoảng 4-5ha.
Có thể bạn quan tâm

Với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng và cái “bắt tay” của ba công ty lớn là Hoàng Anh Gia Lai, NutiFood và Vissan, liên doanh này tuyên bố sẽ hạ giá sữa và thịt bò trên thị trường Việt Nam.

Mặc dù mới bước vào chính vụ chưa đầy tháng nhưng giá khóm thu mua tại vườn đã giảm gần một nửa so với cách đây vài tháng. Giá khóm đạt mức 2.700-2.900 đồng/trái (loại 1kg), thời điểm sau tết đạt 5.400 đồng/kg.

Cây tiêu được xem là một trong những cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Gia Lai trong những năm qua. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu tính bền vững, gây ra sự lây lan của dịch bệnh… đã làm thiệt hại không nhỏ đến đời sống của người dân trồng tiêu trên địa bàn.

Ông Đoàn Kiệm nổi tiếng ở xã Phú Hòa (huyện Định Quán - Đồng Nai) là nông dân có đôi tay “vàng”. Trên vùng đất khô hạn, nhiều loại cây trồng dễ tính còn khó phát triển, ông lại trồng thành công các loại cây đặc sản khó tính, như: cam, quýt, bưởi.

Tôi cũng đã nghĩ đến làm thêm một số việc khác nhưng phần thì không có vốn, phần không có kỹ thuật nên rất khó khăn. Vừa qua, được Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn mô hình làm nấm, mộc nhĩ, bước đầu tôi thấy khá hiệu quả. Sản phẩm làm ra đến đâu bán hết đến đấy, gia đình cũng có thêm nguồn thu nhập đáng kể.