Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Dự Trữ Quốc Gia Hơn 1.600 Tấn Hạt Giống

Xuất Dự Trữ Quốc Gia Hơn 1.600 Tấn Hạt Giống
Ngày đăng: 13/02/2015

Bộ NN&PTNT vừa ra quyết định xuất dự trữ quốc gia hạt giống cây trồng năm 2015, nhằm đảm bảo công tác giống cây trồng phục vụ sản xuất cho các địa phương.

Tổng cộng lượng hạt giống xuất cấp là 1.667 tấn, trong đó có 1.400 tấn hạt giống lúa và 267 tấn hạt giống ngô. Bộ NN&PTNT yêu cầu các đơn vị dự trữ xuất không thu tiền hạt giống lúa và ngô dự trữ quốc gia.

Cụ thể, CTCP Giống cây trồng Trung ương xuất 790 tấn hạt giống lúa và 190 tấn hạt giống ngô, CTCP Giống cây trồng miền Nam xuất 280 tấn hạt giống lúa và 42 tấn hạt giống ngô, CTCP Giống cây trồng-vật nuôi Thừa Thiên-Huế xuất 330 tấn hạt giống lúa và 35 tấn hạt giống ngô.

Bộ NN&PTNT giao Cục Trồng trọt căn cứ vào yêu cầu về chủng loại hạt giống lúa, ngô để chuyển cho các đơn vị dự trữ xuất, cấp cho các tỉnh bao gồm: tỉnh Lạng Sơn (200 tấn hạt giống lúa và 100 tấn hạt giống ngô), Quảng Trị (100 tấn hạt giống lúa và 70 tấn hạt giống ngô), Phú Yên (600 tấn hạt giống lúa và 55 tấn hạt giống ngô), Khánh Hòa (300 tấn hạt giống lúa và 12 tấn hạt giống ngô), Ninh Thuận (200 tấn hạt giống lúa và 30 tấn hạt giống ngô).

Bên cạnh đó, Bộ cũng yêu cầu Công ty Giống rau quả Trung ương thực hiện xuất không thu tiền 13,7 tấn hạt giống rau dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho tỉnh Lạng Sơn 3 tấn, Quảng Trị 8 tấn, Phú Yên 1,5 tấn và Khánh Hòa 1,2 tấn.

Mặt khác, Bộ yêu cầu các đơn vị dự trữ phải đảm bảo đủ số lượng, chất lượng hạt giống và tổ chức đóng gói nhỏ, vận chuyển, giao hạt giống tại trung tâm huyện, thị xã của các địa phương trên.

Đơn vị tiếp nhận hạt giống cây trồng dự trữ quốc gia ở các địa phương cũng phải được UBND tỉnh giao nhiệm vụ và có giấy ủy quyền.

Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương chỉ đạo và tự chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận, phân bổ, sử dụng số hạt giống cây trồng đúng đối tượng, đúng mục đích, đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp tại địa phương đồng thời báo cáo kết quả thực hiện về Bộ.


Có thể bạn quan tâm

Dứa Tăng Giá Dứa Tăng Giá

Được biết, Tân Phước thuộc vùng Đồng Tháp Mười là vùng khóm chuyên canh của tỉnh Tiền Giang, với diện tích trên 15.000 ha, sản lượng trên 200.000 tấn trái/năm. Cây khóm đã nhiều năm bén rễ trên vùng đất nhiễm phèn, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho tiêu dùng và chế biến XK.

21/08/2014
Kỳ Vọng Từ Giống Lúa Thuần Hương Biển 3 Kỳ Vọng Từ Giống Lúa Thuần Hương Biển 3

Là người đã gắn bó gần 40 năm với cánh đồng Mường Thanh, nên ông Nguyễn Xuân Biền, Giám đốc Công ty TNHH giống nông nghiệp Trường Hương, đội 5 xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) hiểu rõ đặc tính của từng giống lúa.

29/08/2014
Gần 5.000 Máy Gặt Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Gần 5.000 Máy Gặt Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp

Nhằm đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu thu hoạch, những năm qua tỉnh ta đã ban hành chính sách hỗ trợ 20% giá trị mua máy gặt đập liên hợp cho các tập thể, cá nhân. Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh đã có 4.987 máy gặt, trong đó có 501 máy gặt đập liên hợp.

21/08/2014
Triển Vọng Mô Hình Ương Cá Bổi Triển Vọng Mô Hình Ương Cá Bổi

Mô hình có diện tích 1.000 m2, được thực hiện trên phần đất rừng vừa khai thác cây, xung quanh có đào kinh nhỏ bao khuôn. Hiện nay cá bổi con được hơn 45 ngày tuổi, phát triển tốt. Theo quan sát của chúng tôi, khi ăn cá nổi dày đặc trên mặt nước.

30/08/2014
Nhắm Mắt Bắt Cua Nhắm Mắt Bắt Cua

“Con gì tám cẳng hai càng; không đi mà lại bò ngang cả ngày” - câu đố dân gian về con cua nay bỗng dưng trở thành thời sự tại xứ sở Cà Mau - nơi con cua biển đang “mang họa” vì cái tên “Trung Quốc”. Cách đây hơn một năm, con cua biển Năm Căn (Cà Mau) bầm giập vì thương lái thu mua quên trả tiền, nay người nuôi cua biển mang nỗi hàm oan “cua Trung Quốc” khiến con cua có nguy cơ “gãy càng” trước khi được công nhận thương hiệu quốc gia.

21/08/2014