Dứa Tăng Giá

Hai tuần trở lại đây, giá khóm (dứa) tại ruộng liên tục tăng mạnh từ mức dưới 2.000 đ/kg lên hơn 6.000 đ/kg, tăng gấp 3 lần.
Với mức giá này nhà nông thu hoạch khóm đạt năng suất 25 tấn/ha, sau khi trừ chi phí thu lợi nhuận hơn 100 triệu đ/ha. Đây là mức giá cao nhất kể từ trước đến nay.
Được biết, Tân Phước thuộc vùng Đồng Tháp Mười là vùng khóm chuyên canh của tỉnh Tiền Giang, với diện tích trên 15.000 ha, sản lượng trên 200.000 tấn trái/năm. Cây khóm đã nhiều năm bén rễ trên vùng đất nhiễm phèn, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho tiêu dùng và chế biến XK.
Để xây dựng được vùng nguyên liệu khóm chuyên canh như hiện tại, trong nhiều năm qua UBND tỉnh Tiền Giang đã liên tục đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ cho việc rửa phèn và làm đê bao ngăn lũ...Nhờ vậy, cây khóm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông hộ.
Không chỉ cây khóm mà cây đậu phộng (lạc) ở Tân Phước cũng đang thắng lớn. Gần 50 ha đậu phộng của nông dân 2 xã Tân Hòa Đông và Thạnh Mỹ (Tân Phước, Tiền Giang) đang vào thu hoạch rộ bán được giá cao. Hiện tại, giá bán lẻ là 12.000 đ/kg, còn thương lái mua 10.000 đ/kg. Năng suất bình quân 5 tấn/ha, sau khi trừ chi phí nhà nông thu lãi 26 triệu đồng/ha...
Thêm vào đó sầu riêng trên đia bàn cũng đang được giá, từ 30-40.000đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Ông Tuệ chia sẻ, với 20 lưới bát quái đặt dọc kênh mương, một ngày 2 lần cất dỡ lưới, bình quân mỗi ngày ông thu được trên dưới 10kg thủy sản các loại như cá, tôm, cua, lươn, trạch, thậm chí cả rắn và ếch cũng sa lưới. "Vào mùa động nước như mùa mưa hoặc mùa gặt thì có khi thu được cả 30 - 40 cân các loại thủy sinh là bình thường”, ông Tuệ cho hay.

Thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Đắk D’rông đã có thu nhập cao từ việc đưa giống đậu nành DT 26 mà Trạm Khuyến nông huyện giới thiệu.

Theo ông K’Siêng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Sơn thì toàn xã hiện có 646 hội viên nông dân tham gia sinh hoạt ở 13 chi hội. Thời gian qua, để nâng cao kiến thức cho hội viên trong quá trình sản xuất, Hội đã chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn, dạy nghề theo nhu cầu của nông dân.

Gần một năm nay, ông Lê Công Chiến (SN 1951) ngụ ở ấp 1, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông thành công với việc nuôi thỏ. Với 4 dãy chuồng, mỗi dãy dài trên 2,5m, ngang hơn 1,5m và cao 0,5m, vào tháng 10/2013, ông nuôi 20 con thỏ giống (17 con thỏ cái và 3 con thỏ đực). Thỏ nuôi khoảng 3 tháng là đẻ.

Nông dân Nguyễn Văn Đực cho biết: “Nước tràn vào ruộng thu hoạch gặp nhiều khó khăn, lúa chỉ mới trên 70 ngày tuổi, lúa chín được nửa bông, thu hoạch được khoảng 6 bao/công. Thương lái mua giá 3.500 đồng/kg, nếu không thu hoạch thì lỗ nhiều chi phí sản xuất”.