Xuất 1,2 Triệu Trứng Cút Đóng Lon Sang Nhật Bản

Ngày 26-12, ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi cút Nguyễn Hồ, xã Long An, huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho biết, trang trại của ông vừa phối hợp với Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang xuất sang Nhật Bản 1,2 triệu trứng cút đóng lon, với giá cao hơn thị trường Việt Nam khoảng 30%.
Theo ông Hồ, việc xuất trứng cút sang thị trường Nhật Bản là một bước đột phá lớn. Bởi thị trường này rất khó tính và đòi hỏi cao. Trước khi xuất, phía Nhật Bản cử người phụ trách chuyên môn đến kiểm tra một thời gian dài ở trang trại của ông.
Thức ăn cho cút phải do phía Nhật Bản quy định, chăn nuôi phải có nhật ký theo dõi và trước khi xuất phải được kiểm tra kháng sinh nghiêm ngặt. “Chúng tôi đã theo đuổi thị trường này trên 2 năm và cũng nhiều lần thất bại. Tuy giá trứng cút xuất sang Nhật không cao và đòi hỏi nhiều, nhưng lại có thị trường ổn định. Khó khăn lớn nhất là chúng ta chưa có giống cút thuần” - ông Hồ cho biết.
Hiện nay, thị trường Nhật Bản đang cần trang trại Nguyễn Hồ cung cấp khoảng 12 triệu trứng/tháng, nhưng ông Nguyễn Hồ chỉ có thể cung cấp 3 triệu trứng/tháng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, ở các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Ô Môn, Thốt Nốt (TP Cần Thơ) đang phát triển mô hình nuôi cá trê lai cho hiệu quả kinh tế cao

Hiện nay, các vùng nuôi tôm đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ nhưng giá tôm nguyên liệu liên tục giảm, trong khi các chi phí đầu vào, rủi ro dịch bệnh tăng cao khiến cho người nuôi tôm gặp khó khăn.

Do tình hình thực phẩm khan hiếm, giá cả leo thang nên chưa bao giờ, người chăn nuôi lại có lãi như hiện nay. Có ông chủ trang trại còn sướng rân khoe: Chỉ một năm trúng miếng như năm nay, đã bằng cả chục năm ngụp lặn với nghiệp trang trại

“Trúng mùa mất giá”, hay “đụng hàng dội chợ” là những điệp khúc mà người nông dân luôn phải đối mặt. Để né tranh diệp khúc này, nhiều nông dân trồng cây ăn trái đã tìm hướng đi mới cho mình bằng cách xử lý cho cây ra trái vụ nghịch, mục đích bán được giá cao và nông dân trồng chôm chôm java Nguyễn Văn Sum ấp Phụng Đức A, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách đã thành công trong việc xử lý cho cây chôm chôm ra trái vụ nghịch. Năng suất đạt trên 6 tấn thu lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng.

Sáng 6/6, Hội đồng khoa học tỉnh Phú Yên tổ chức xét duyệt và thông qua đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật và quy trình quản lý sản phẩm nâng cao giá trị tài sản trí tuệ và phát triển nhãn hiệu tập thể “Cá ngừ đại dương Phú Yên” (PHUYEN TUNA)”.