Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xử Lý Sầu Riêng Nghịch Vụ Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Xử Lý Sầu Riêng Nghịch Vụ Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 09/08/2014

Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang chuyên canh sầu riêng, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao, đó là tinh thần dám nghĩ, dám làm của nông dân Hàng Văn Phúc (sinh năm 1955), ở ấp 1, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy (Tiền Giang).

Dẫn chúng tôi tham quan vườn sầu riêng đang bắt đầu cho trái sai, ông Phúc vui mừng kể lại, cả gia đình 2 thế hệ sống trong căn nhà lá xập xệ, kinh tế chủ yếu trông chờ vào 5.000m2 đất trồng mía, năng suất hàng năm khá ổn định, nhưng giá cả lại bấp bênh, cuộc sống khó khăn. Sau đó, ông Phúc nuôi heo sinh sản, đã gầy dựng được trên 10 con. Gần chục năm, gia đình ông Phúc mua thêm được 15 công đất.

Ông Phúc tham quan các mô hình vườn cây ăn trái của nhiều người xung quanh và chuyển sang chuyên canh sầu riêng Mongthon. Lúc sầu riêng còn nhỏ, ông áp dụng phương châm lấy ngắn nuôi dài, tận dụng phần đất trống để trồng xen chanh bông tím. Tính từ năm 2013 trở về trước, hàng năm gia đình thu hoạch trên 30 tấn chanh, giá bán trung bình 10.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông còn lãi khoảng 200 triệu đồng/năm.

Để có kinh nghiệm trong trồng sầu riêng, ông Phúc thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, do Hội Nông dân tổ chức, kết hợp với tinh thần chịu khó học hỏi kinh nghiệm trên báo, đài và các nhà vườn đi trước, nhờ vậy mà vườn sầu riêng luôn phát triển xanh tốt, ít sâu bệnh. Đến thời điểm cây bắt đầu cho trái, để tránh cảnh dội hàng rớt giá, ông Phúc áp dụng khoa học - kỹ thuật để xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ.

Khoảng tháng 3 tháng 4 âm lịch, ông làm cỏ vườn, xiết nước trong mương, dùng màn nylon phủ kín gốc tạo độ hạn, kết hợp với qui trình chăm bón đúng cách để kích thích cây ra hoa. Với cách làm này hiện sầu riêng của ông cho trái rất sai, khoảng tháng 8 tháng 9 âm lịch là có thể cho thu hoạch, năng suất ước đạt khoảng 15 tấn, áp dụng giá bán như hiện nay là 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí gia đình thu lợi nhuận trên 250 triệu đồng/năm.

Ông Hàng Văn Phúc chia sẻ: "Bên cạnh sự thành công hôm nay là một quá trình phấn đấu để vượt qua khó thử thách mà động lực duy nhất đó là sự đồng lòng và ủng hộ nhiệt tình của gia đình tôi, giờ đây không chỉ ổn định cuộc sống mà tình cảm gia đình càng gắn chặt hơn".

Ngoài mô hình trồng sầu riêng xen với chanh bông tím, ông Phúc còn làm thêm lò để quay heo, kiếm thêm thu nhập khoảng 200.000 đồng/ngày. Đến nay, gia đình ông Phúc cất được nhà ở khang trang, các con ăn học đến nơi đến chốn, nhiều năm liền ông được bình chọn là nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp.

Ông Đoàn Văn Toản, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Sơn nhận xét: "Anh Hàng Văn Phúc là điển hình lao động giỏi, rất cần cù, chí thú làm ăn và giờ đã vươn lên ổn định cuộc sống. Gia đình anh luôn chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước".

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Phúc hiện là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 1, trong công tác ông hoàn thành tốt nhiệm vụ, ngoài ra ông còn vận động bà con tích cực tham gia đóng góp vào các công trình phúc lợi xã hội ở địa phương, cùng chung tay xây dựng nông thôn mới.


Có thể bạn quan tâm

Tăng cường kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi Tăng cường kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

UBND tỉnh vừa ban hành chỉ thị về kiểm soát, ngăn ngừa việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai. Theo đó, Chi cục Thú y Đồng Nai tiếp tục tăng cường thực hiện lấy mẫu kiểm tra, giám sát chất cấm tại các trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ… Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện “Tháng cao điểm kiểm tra, kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi”.

21/08/2015
Đặc sản sò huyết đầm Ô Loan, Phú Yên trước nguy cơ biến mất Đặc sản sò huyết đầm Ô Loan, Phú Yên trước nguy cơ biến mất

Sò huyết, đặc sản đầm Ô Loan, ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên gần như bị cạn kiệt và đứng trước nguy cơ biến mất do mất cân bằng sinh thái.

21/08/2015
Quảng Ninh sẽ trở thành trung tâm sản xuất cá song giống của cả nước Quảng Ninh sẽ trở thành trung tâm sản xuất cá song giống của cả nước

Chiều 18/8, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long đã tiếp và làm việc với ông Tai Kun Stai, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Sinh học biển Long Điền, Đài Loan.

21/08/2015
Tổng cục Thủy sản triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá Tra Tổng cục Thủy sản triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá Tra

Hiện nay, người tiêu dùng thường lo ngại về an toàn thực phẩm và mong muốn có thông tin nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Để thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm cá Tra xuất khẩu, dự án “Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá phục vụ công tác quản lý ngành nông nghiệp và PTNT" (MESMARD-2) đã hỗ trợ Tổng cục Thủy sản xây dựng một ứng dụng phần mềm trên cơ sở nền tảng CSDL báo cáo tiến độ cá tra trước đây.

21/08/2015
Nhiều hạn chế khi áp dụng vietgap trong nuôi trồng thủy sản Nhiều hạn chế khi áp dụng vietgap trong nuôi trồng thủy sản

Bộ NN & PTNT đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt hơn 80% số hộ nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, cho đến nay, việc áp dụng VietGAP tại hộ nuôi thủy sản đang gặp nhiều khó khăn.

21/08/2015