Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thận Trọng Cây, Con Đặc Sản: Ông Phi Dúi

Thận Trọng Cây, Con Đặc Sản: Ông Phi Dúi
Ngày đăng: 25/04/2012

Về xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, hỏi thăm “ông Phi dúi” tức Đào Duy Phi, gần như ai cũng biết.

Ông không chỉ là một chủ tịch Hội nông dân năng động mà còn là người đi tiên phong nuôi dúi.

“Do có thâm niên làm công tác hội, tôi được đi thăm quan nhiều mô hình chăn nuôi ở các tỉnh phía Nam như nuôi nhím, chồn hương, kỳ đà, tắc kè… nhưng giá cả lúc lên, lúc xuống không ổn định, thức ăn hầu hết vẫn phải đi mua. Trong khi nuôi dúi ở địa phương mình, nguồn thức ăn rất dồi dào, giá rẻ nhưng chưa có ai nuôi. Từ đó tôi có ý tưởng nuôi loài đặc sản này”, ông Phi cho biết.

Theo ông, tình cờ trong một lần đi làm rẫy cà phê thấy người đồng bào dân tộc gạ bán mấy con dúi con mới đẻ. Không mua thì chúng có nguy cơ bị chết, bỏ thì thương, vương thì tội, ông đánh liều mua về nuôi thử. Do thiếu kinh nghiệm, chưa có kỹ thuật, hơn nữa dúi mới bắt ở rừng về chưa quen thức ăn và môi trường mới, chúng ngày một yếu dần.

Không nản chí ông lặn lội tìm kiếm thông tin trên sách báo, mạng Internet... và đã học hỏi rất nhiều kiến thức và nhanh chóng áp dụng vào đàn dúi của mình. Do chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật chẳng mấy chốc mấy con dúi èo ọt đã trưởng thành, con nào con nấy mũm mĩm, lông bóng mượt.

Dần dà đàn dúi của ông lên tới 50 cặp bố mẹ và 100 con giống. Giống dúi sinh sản ra không đủ cung cấp cho thị trường. Ông Phi tâm sự, ở Lâm Đồng rất nhiều mô hình chăn nuôi, mỗi mô hình nuôi một con vật khác nhau, nhưng chưa thấy nuôi con gì dễ bằng nuôi dúi, ai cũng nuôi được, không ảnh hưởng môi trường, chi phí thức ăn thấp.

Theo tính toán của ông Phi, 1 con dúi nuôi từ lúc mới đẻ tới khi trưởng thành là 6 tháng, trọng lượng đạt từ 1,2-1,5 kg, tiêu tốn khoảng 90.000 đồng (tiền thức ăn). Giá bán giống tùy theo thời gian nuôi ngắn hay dài, tùy theo trọng lượng từng con (từ 900.000 - 1,2 triệu đồng/cặp; dúi thương phẩm từ 450.000-500.000 đ/kg.

Sau khi nuôi và cho sinh sản giống dúi thành công, một con vật nuôi mới đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Phi mạnh dạn xây dựng đề án nuôi dúi cho 20 hộ nông dân trong xã và đã được Quỹ hỗ trợ Nông dân tỉnh phê duyệt với mức hỗ trợ 15 triệu/hộ.


Có thể bạn quan tâm

Doanh Nghiệp Thủy Sản “Vấp” Thị Trường Doanh Nghiệp Thủy Sản “Vấp” Thị Trường

Bị cấm ở Nga, khó khăn tại Mỹ, các DN XK thủy sản đang rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi “vấp” tại hầu hết thị trường XK lớn.

05/03/2014
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Chiều Sâu Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Chiều Sâu

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh có khoảng 1.100 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, chiếm 50% diện tích NTTS, trong đó vùng nuôi tôm thẻ nhiều nhất là các huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh và TP Cam Ranh.

05/03/2014
Sóc Trăng Thả Giống Sớm Sóc Trăng Thả Giống Sớm

Với đà thắng lợi của vụ nuôi tôm năm 2013, đặc biệt nuôi tôm thẻ chân trắng "quay" được 2 vòng (90 ngày/vòng/vụ) lợi nhuận tăng gấp đôi tôm sú. Năm nay, tại Sóc Trăng, ngay từ đầu vụ là cuộc đua mở rộng diện tích nuôi và thả giống sớm. Dọc theo tuyến đường Nam Sông Hậu đến huyện Trần Đề những ngày đầu tháng 3/2014 không khí tấp nập chuẩn bị ao nuôi.

05/03/2014
Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản

Năm 2013, trong điều kiện có nhiều khó khăn nhưng nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh Nam Định vẫn tiếp tục phát triển cả về quy mô và sản lượng thủy sản. Có được kết quả đó là do công tác phổ biến, ứng dụng khoa học kỹ thuật đã được các ngành chức năng, các địa phương đặc biệt coi trọng.

05/03/2014
Điện Quá Tải, Người Nuôi Tôm… Làm Liều Điện Quá Tải, Người Nuôi Tôm… Làm Liều

Những tháng cuối năm 2013 đến nay, giá tôm nguyên liệu trên thị trường tăng cao đã kích thích bà con nông dân ấp Hoàng Lân, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước (Cà Mau) mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp.

05/03/2014