Xử Lý Nước Thải Nuôi Tôm Bằng Rong Biển

Đây là đề tài khoa học do Tiến sĩ Phạm Văn Huyên, Phân viện khoa học vật liệu tại Nha Trang, làm chủ đề tài, được Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh Khánh Hòa đánh giá tốt.
Đề tài đề xuất một số mô hình xử lý nước thải bằng các loại rong biển đối với từng loại ao đìa để đạt hiệu quả nuôi tôm cao nhất như: sử dụng rong câu cước đối với loại ao, đìa có đáy cát hoặc cát pha bùn; rong câu chỉ vàng đối với ao, đìa đáy bùn; rong sụn đối với ao cấp...
Đề tài đã được ứng dụng thực tế tại các ao chứa nước thải tại các khu nuôi tôm sú ở Đồng Bò (Nha Trang), Ba Ngòi (Cam Ranh), kết quả cho thấy, khi những nơi này được xử lý bằng cách trồng các loại rong biển thì hàm lượng những yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong nước thải nuôi tôm đều giảm từ 60-80%.
Có thể bạn quan tâm

Tôm sú là loài động vật có máu lạnh, nhiệt độ cơ thể của tôm có thể thay đổi trong một khoảng nhiệt độ giới hạn. Tuy nhiên tôm sẽ bị yếu, sốc và có thể chết hàng loạt nếu các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột vượt khỏi giới hạn cho phép.

“Việc sử dụng các chất bổ sung axit hữu cơ trong chế độ ăn của tôm nuôi thương mại dẫn đến tiêu thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn và khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh”, được viết bởi Wing-Keong Ng và các đồng nghiệp từ UniversitiSains Malaysia.

Dịch bệnh và môi trường nước ô nhiễm khiến người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Một trong những giải pháp giúp người dân Thừa Thiên – Huế khắc phục tình trạng này là nuôi cá dìa kết hợp tôm sú.

Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh và bán thâm canh áp dụng cho mùa vụ nuôi năm 2014 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Điều đặc biệt là ở mô hình nuôi xen canh, tôm sú ít bị dịch bệnh hơn so với cách nuôi truyền thống.