Xử Lý Nghiêm Việc Đưa Nước Mặn Vào Vùng Lúa 2 Vụ Để Nuôi Tôm

Huyện Thới Bình (Cà Mau) vừa thành lập đoàn cán bộ đi khảo sát thực tế về thực trạng người dân ấp 2, xã Tân Lộc tự ý đưa nước mặn vào vùng đất sản xuất lúa 2 vụ để nuôi tôm.
Tình trạng người dân tự ý đưa nước mặn vào đất lúa hai vụ để nuôi tôm đang có chiều hướng gia tăng và có nguy cơ diễn ra trên diện rộng. Đầu năm 2014 đến nay, ấp 2, xã Tân Lộc có gần 20 ha của 17 hộ dân tự ý đưa nước mặn vào đất lúa hai vụ để nuôi tôm, phá vỡ vùng quy hoạch, gây bức xúc trong Nhân dân.
Trong đó có 1 hộ là cán bộ đảng viên. Đến nay, toàn bộ diện tích vùng quy hoạch lúa hai vụ của 3 xã: Tân Lộc, Tân Phú và Tân Lộc Bắc của huyện Thới Bình đã bị người dân tự chuyển đổi sang nuôi tôm hơn 500 ha. Cụ thể, Tân Lộc: 154 ha, Tân Lộc Bắc hơn 80 ha, còn lại là Tân Phú.
Đoàn công tác mời 37 hộ của ấp 2 và ấp 5 cùng một số hộ trên địa bàn xã có ý định đưa nước mặn vào đất lúa hai vụ để nuôi tôm giáo dục và tuyên truyền răn đe trước khi xử lý nghiêm theo quy định hiện hành.
Có thể bạn quan tâm

Một nhóm nghiên cứu thuộc Trường đại học Cần Thơ, Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh, Viện nuôi trồng thủy sản II (TP.HCM) đã khảo sát thành phần dinh dưỡng và lợi ích sử dụng bùn đáy ao nuôi cá tra trong nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long, nhằm mục đích phân tích thành phần dinh dưỡng của bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trước tình trạng cá nổi đầu hàng loạt trên một số tuyến kênh, rạch ở địa bàn xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy trong những ngày gần đây, Chi cục Thủy sản Hậu Giang đã đưa ra khuyến cáo người nuôi thủy sản một số biện pháp nhằm giảm nguy cơ ảnh hưởng xấu đến đàn cá trong ao.
Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm nước lợ (chủ yếu tôm sú, tôm thẻ) đang gặp khó và lợi nhuận không cao, thậm chí còn thua lỗ. Lý giải về vấn đề này, ông Dương Văn Đởm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) phân tích: Với giá thành tôm nguyên liệu giảm mạnh (15.000 - 20.000 đồng/kg đối với tôm thẻ chân trắng và 35.000 - 40.000 đồng/kg đối với tôm sú), cùng với đó là năm nay do ảnh hưởng của thời tiết, làm cho tôm nuôi bị bệnh, nên tăng chi phí sản xuất.

Đồng Tháp có lợi thế tự nhiên rất lớn để phát triển con cá điêu hồng. Diện tích cá điêu hồng trong lồng, bè không ngừng biến động qua từng năm.

Sau buổi tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm tại xã Kim Long, huyện Châu Đức vào ngày 23/6/2015 vừa qua, chúng tôi có dịp tham quan mô hình nuôi ếch trong bể của hộ anh Ngô Văn Bài ở tổ 14, ấp Hưng Long, xã Kim Long.