Xử Lý Nghiêm Việc Đưa Nước Mặn Vào Vùng Lúa 2 Vụ Để Nuôi Tôm

Huyện Thới Bình (Cà Mau) vừa thành lập đoàn cán bộ đi khảo sát thực tế về thực trạng người dân ấp 2, xã Tân Lộc tự ý đưa nước mặn vào vùng đất sản xuất lúa 2 vụ để nuôi tôm.
Tình trạng người dân tự ý đưa nước mặn vào đất lúa hai vụ để nuôi tôm đang có chiều hướng gia tăng và có nguy cơ diễn ra trên diện rộng. Đầu năm 2014 đến nay, ấp 2, xã Tân Lộc có gần 20 ha của 17 hộ dân tự ý đưa nước mặn vào đất lúa hai vụ để nuôi tôm, phá vỡ vùng quy hoạch, gây bức xúc trong Nhân dân.
Trong đó có 1 hộ là cán bộ đảng viên. Đến nay, toàn bộ diện tích vùng quy hoạch lúa hai vụ của 3 xã: Tân Lộc, Tân Phú và Tân Lộc Bắc của huyện Thới Bình đã bị người dân tự chuyển đổi sang nuôi tôm hơn 500 ha. Cụ thể, Tân Lộc: 154 ha, Tân Lộc Bắc hơn 80 ha, còn lại là Tân Phú.
Đoàn công tác mời 37 hộ của ấp 2 và ấp 5 cùng một số hộ trên địa bàn xã có ý định đưa nước mặn vào đất lúa hai vụ để nuôi tôm giáo dục và tuyên truyền răn đe trước khi xử lý nghiêm theo quy định hiện hành.
Có thể bạn quan tâm
Mì chưa đúng tuổi thu hoạch, lại bị úng nhiều nên chữ bột thấp, thương lái cũng như nông dân đang phải kêu trời vì thua lỗ.

Vụ hoa tam thất năm 2015, diện tích cây tam thất tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai cho thu hoạch khoảng hơn 2 tạ nụ hoa, với giá bán 500 nghìn đồng/kg, mang lại nguồn thu hơn 100 triệu đồng cho người trồng cây tam thất.

Cách nay 1 tháng, ớt sừng trâu trái to giá từ 45.000 - 47.000 đồng/kg hiện chỉ còn 16.000 đồng/kg. Ớt chỉ thiên giảm nhẹ 24.000 đồng/kg.

Phát triển chè hữu cơ là một trong những định hướng quan trọng của ngành nông nghiệp Lào Cai nhưng với quan điểm phát triển nhưng không làm ồ ạt mà chỉ tập trung tại những vùng thực sự có thế mạnh.

Bình Thạnh Đông không phải là xã có diện tích trồng màu nhiều nhất ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, nhưng nhờ sự linh hoạt và kinh nghiệm học hỏi lâu năm của nông dân, nghề gắn bó với cây màu ở đây vẫn được địa phương đánh giá cao về hiệu quả kinh tế.