Xử Lý Nghiêm Các Đối Tượng Lấn Chiếm Đất Nuôi Tôm Trái Phép

Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Văn Trúc vừa chỉ đạo Sở TN-MT, UBND các huyện Đông Hòa, Tuy An, TX Sông Cầu và TP Tuy Hòa xử lý nghiêm việc lấn chiếm đất nuôi tôm trái phép.
Theo đó, UBND tỉnh giao chủ tịch UBND cấp huyện xử phạt các tổ chức, cá nhân vi phạm về môi trường và buộc phải khắc phục. Sở TN-MT tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh thành lập đoàn thanh tra để tiến hành xử lý, ngăn chặn các vi phạm và lập hồ sơ làm cơ sở xử lý sau này liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi cần thiết; xử lý trách nhiệm chính quyền và cán bộ thiếu trách nhiệm không hoàn thành nhiệm vụ.
Theo báo cáo của Sở TN-MT, thời gian gần đây, tình hình lấn chiếm đất đai, đào ủi hồ tôm trái phép xảy ra khá phổ biến tại một số địa phương ven biển. Mặc dù chính quyền có kiểm tra, xử lý nhưng chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết nên tình hình vi phạm diễn ra ngày càng phức tạp làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường trái cây TP HCM đang nóng lên từng ngày khi hàng loạt đặc sản bước vào mùa thu hoạch

Theo Chi cục thú y tỉnh Quảng Ninh, kể từ thời điểm xuất hiện dịch trên tôm nuôi ở TP.Móng Cái vào 20.5, đến nay, đã có khoảng 327 ha tôm của 440 hộ - chiếm khoảng 30% diện tích nuôi tôm trên địa bàn thành phố - bị chết.

Khoảng một tháng nay, nhiều cơ quan báo chí đưa tin về việc thương lái Trung Quốc thông qua một số đại lý thu mua nông sản ở Đắk Lắk mua tiêu giá cao làm rối loạn thị trường hồ tiêu trong nước, gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.
Tại thành phố Lào Cai, quả thanh mai chủ yếu được bán trên các xe bán hàng rong, hoặc bán lẻ tại một số sạp hoa quả trong các chợ.

Bộ Khoa học & Công nghệ và 3 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương vừa ký kết với Ủy ban Nghiên cứu chiến lược nông - lâm - ngư nghiệp Nhật Bản về Chương trình hợp tác chuyển giao công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ nông sản.