Xử Lý Môi Trường Trong Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản

Trong nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không được xử lý tốt sẽ bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn dư thừa, xác chết, chất thải của các đối tượng nuôi…
Vì vậy, cần xử lý tốt môi trường trong nuôi trồng, cũng như chế biến thủy sản nhiễm từ nuôi trồng thủy sản: Trong nuôi tôm, phần lớn chất thải tích tụ dưới đáy ao sẽ gây tổn hại đến sức khỏe tôm, làm ảnh hưởng hiệu quả của nghề nuôi.
Lớp bùn ở đáy ao khiến môi trường nước bị thiếu ôxy trầm trọng và từ đó còn sản sinh ra nhiều chất độc như amoniac, nitrite, hydrogen sulfide… khiến tôm di chuyển đến một chỗ làm tăng tính cạnh tranh khi ăn, sẽ có những con bị ăn thiếu. Trường hợp môi trường bị ô nhiễm nặng, tôm sẽ bỏ ăn, sức tăng trưởng giảm, dễ mắc bệnh, tỉ lệ chết cao.
Đối với nguồn chất thải từ hoạt động nuôi tôm, nếu không được xử lý tốt, sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven biển, tác động xấu đến các hoạt động khác ở vùng ven biển. Vì vậy, việc xử lý nước trong quá trình nuôi trồng thủy sản được coi là việc làm bắt buộc và có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Ô nhiễm từ chế biến thủy sản: Ngành chế biến thủy sản tác động đến môi trường với những đặc trưng cơ bản, như khí thải gây ô nhiễm môi trường bởi những mùi hôi phát sinh từ nguồn phế thải được lưu trữ trong quá trình sản xuất.
Chất thải rắn từ các dây chuyền chế biến thủy sản, gồm đầu tôm, vỏ tôm, nội tạng mực, cá, nước thải trong sản xuất chế biến... Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm thì nước thải là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Khi thải vào sông ngòi, kênh rạch, sẽ phá hủy hệ sinh thái, ảnh hưởng đến cộng đồng.
Tuy nhiên, các thành phần ô nhiễm hữu cơ từ nước thải sẽ phân hủy mạnh khi tiếp xúc với các vi sinh vật. Vì vậy, biện pháp phù hợp nhất là ứng dụng công nghệ xử lý vi sinh đối với nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản.
Tái chế nguồn gây ô nhiễm thành phân bón hữu cơ: Đây chính là lợi ích tuyệt vời của việc xử lý môi trường, biến nguồn gây ô nhiễm thành phân bón hữu cơ dạng bùn hoặc dạng nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Việc tái chế không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, để việc tái chế đạt hiệu quả cao thì công tác quản lý phải được thực hiện tốt ngay từ giai đoạn đầu, dựa vào thành phần, tính chất của chất thải, tiến hành phân loại và đựng trong các bao, thùng khác nhau.
Đầu tư thiết bị thu gom chuyên dụng để vận chuyển từng loại đến nơi có thể tái chế. Các cơ quan quản lý môi trường cần hướng dẫn các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy sản tự phân loại chất thải hữu cơ, khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm làm từ nguồn nguyên liệu tái chế…
Có thể bạn quan tâm

Lễ công bố thành công sinh sản nhân tạo cá dìa tại Thừa Thiên Huế vừa được Trường đại học Nông Lâm - Đại học Huế tổ chức ngày 16/6.

Ông Trần Văn Ron, ấp 1, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, thương lái đang mua cá tra giống tại ao ương của nông dân với giá 19.000 đồng/kg đối với cá loại 50 con/kg (cỡ 1,7 cm); cá tra giống loại 30 con/kg (cỡ 2 cm) giá 17.000 đồng/kg. So với đầu tháng 5-2015, giá cá tra giống các loại đã giảm từ 8.000 - 10.0000 đồng/kg.

Nhiều người nuôi tôm thẻ chân trắng của Ấn Độ đang rất lo lắng khi tỷ lệ tôm nuôi mắc bệnh đốm trắng tăng cao. Nhiều nông dân đang cầu mong sẽ gặp may mắn khi chuyển hướng sang các loài khác thay thế cho tôm chân trắng để có thể tận dụng diện tích ao nuôi đã bị bỏ trống trước đó.

Nghệ nhân Lê Minh Trí ở ấp Phước Hậu, xã Phước Mỹ Trung (Mỏ Cày Bắc - Bến Tre) hiện đang nuôi con cá lóc nặng 5,1kg. Cá có chiều dài 83cm, đường kính đầu cá 43cm.

Theo Sở NN&PTNT Kiên Giang, sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng tháng 5/2015 đạt 55.228 tấn, tính chung 5 tháng/2015 sản lượng khai thác và nuôi trồng 251.667 tấn, đạt 38,89% kế hoạch, tăng 3,94% so cùng kỳ.