Xử Lý Môi Trường Trong Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản

Trong nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không được xử lý tốt sẽ bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn dư thừa, xác chết, chất thải của các đối tượng nuôi…
Vì vậy, cần xử lý tốt môi trường trong nuôi trồng, cũng như chế biến thủy sản nhiễm từ nuôi trồng thủy sản: Trong nuôi tôm, phần lớn chất thải tích tụ dưới đáy ao sẽ gây tổn hại đến sức khỏe tôm, làm ảnh hưởng hiệu quả của nghề nuôi.
Lớp bùn ở đáy ao khiến môi trường nước bị thiếu ôxy trầm trọng và từ đó còn sản sinh ra nhiều chất độc như amoniac, nitrite, hydrogen sulfide… khiến tôm di chuyển đến một chỗ làm tăng tính cạnh tranh khi ăn, sẽ có những con bị ăn thiếu. Trường hợp môi trường bị ô nhiễm nặng, tôm sẽ bỏ ăn, sức tăng trưởng giảm, dễ mắc bệnh, tỉ lệ chết cao.
Đối với nguồn chất thải từ hoạt động nuôi tôm, nếu không được xử lý tốt, sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven biển, tác động xấu đến các hoạt động khác ở vùng ven biển. Vì vậy, việc xử lý nước trong quá trình nuôi trồng thủy sản được coi là việc làm bắt buộc và có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Ô nhiễm từ chế biến thủy sản: Ngành chế biến thủy sản tác động đến môi trường với những đặc trưng cơ bản, như khí thải gây ô nhiễm môi trường bởi những mùi hôi phát sinh từ nguồn phế thải được lưu trữ trong quá trình sản xuất.
Chất thải rắn từ các dây chuyền chế biến thủy sản, gồm đầu tôm, vỏ tôm, nội tạng mực, cá, nước thải trong sản xuất chế biến... Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm thì nước thải là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Khi thải vào sông ngòi, kênh rạch, sẽ phá hủy hệ sinh thái, ảnh hưởng đến cộng đồng.
Tuy nhiên, các thành phần ô nhiễm hữu cơ từ nước thải sẽ phân hủy mạnh khi tiếp xúc với các vi sinh vật. Vì vậy, biện pháp phù hợp nhất là ứng dụng công nghệ xử lý vi sinh đối với nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản.
Tái chế nguồn gây ô nhiễm thành phân bón hữu cơ: Đây chính là lợi ích tuyệt vời của việc xử lý môi trường, biến nguồn gây ô nhiễm thành phân bón hữu cơ dạng bùn hoặc dạng nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Việc tái chế không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, để việc tái chế đạt hiệu quả cao thì công tác quản lý phải được thực hiện tốt ngay từ giai đoạn đầu, dựa vào thành phần, tính chất của chất thải, tiến hành phân loại và đựng trong các bao, thùng khác nhau.
Đầu tư thiết bị thu gom chuyên dụng để vận chuyển từng loại đến nơi có thể tái chế. Các cơ quan quản lý môi trường cần hướng dẫn các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy sản tự phân loại chất thải hữu cơ, khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm làm từ nguồn nguyên liệu tái chế…
Có thể bạn quan tâm

Cây lê Tai nung Đài Loan là một trong những cây ăn quả được huyện đưa vào trồng khảo nghiệm trong 6 năm qua, đến nay đã cho những kết quả tích cực. Những thành công đó mở ra hướng phát triển cây ăn quả mới trên đất vùng cao Bắc Hà.

Tại phiên bế mạc vào chiều ngày 12/7, kỳ họp lần thức 4, khóa VIII, HĐND tỉnh Quảng Nam đã quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Nam với nguồn vốn ban đầu là 5 tỷ đồng từ ngân sách địa phương. Các năm tiếp theo, quỹ sẽ được bổ sung 1 tỷ đồng/năm.

Sau thời gian ồ ạt đào ao ươm cá tra giống chạy theo lợi nhuận thì hiện bà con nông dân lại tính chuyện lấp ao do giá cá giảm nhanh trong khi giá thức ăn lại tăng cao.

Là huyện miền núi, diện mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tuy không lớn với hơn 120 ha, nhưng nhiều năm nay, người dân huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã biết khai thác lợi thế này để ổn định cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Những năm gần đây, một số hộ dân ở xã Liên Minh (Vụ Bản - Nam Định) đã mạnh dạn đưa một số con nuôi vào sản xuất như nuôi dế giống, dế thương phẩm, nuôi hươu lấy nhung và lợn rừng cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn… mang lại hiệu quả kinh tế cao.