Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xử Lý Môi Trường Trong Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản

Xử Lý Môi Trường Trong Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Ngày đăng: 12/08/2014

Trong nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không được xử lý tốt sẽ bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn dư thừa, xác chết, chất thải của các đối tượng nuôi…

Vì vậy, cần xử lý tốt môi trường trong nuôi trồng, cũng như chế biến thủy sản nhiễm từ nuôi trồng thủy sản: Trong nuôi tôm, phần lớn chất thải tích tụ dưới đáy ao sẽ gây tổn hại đến sức khỏe tôm, làm ảnh hưởng hiệu quả của nghề nuôi.

Lớp bùn ở đáy ao khiến môi trường nước bị thiếu ôxy trầm trọng và từ đó còn sản sinh ra nhiều chất độc như amoniac, nitrite, hydrogen sulfide… khiến tôm di chuyển đến một chỗ làm tăng tính cạnh tranh khi ăn, sẽ có những con bị ăn thiếu. Trường hợp môi trường bị ô nhiễm nặng, tôm sẽ bỏ ăn, sức tăng trưởng giảm, dễ mắc bệnh, tỉ lệ chết cao.

Đối với nguồn chất thải từ hoạt động nuôi tôm, nếu không được xử lý tốt, sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven biển, tác động xấu đến các hoạt động khác ở vùng ven biển. Vì vậy, việc xử lý nước trong quá trình nuôi trồng thủy sản được coi là việc làm bắt buộc và có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Ô nhiễm từ chế biến thủy sản: Ngành chế biến thủy sản tác động đến môi trường với những đặc trưng cơ bản, như khí thải gây ô nhiễm môi trường bởi những mùi hôi phát sinh từ nguồn phế thải được lưu trữ trong quá trình sản xuất.

Chất thải rắn từ các dây chuyền chế biến thủy sản, gồm đầu tôm, vỏ tôm, nội tạng mực, cá, nước thải trong sản xuất chế biến... Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm thì nước thải là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Khi thải vào sông ngòi, kênh rạch, sẽ phá hủy hệ sinh thái, ảnh hưởng đến cộng đồng.

Tuy nhiên, các thành phần ô nhiễm hữu cơ từ nước thải sẽ phân hủy mạnh khi tiếp xúc với các vi sinh vật. Vì vậy, biện pháp phù hợp nhất là ứng dụng công nghệ xử lý vi sinh đối với nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản.

Tái chế nguồn gây ô nhiễm thành phân bón hữu cơ: Đây chính là lợi ích tuyệt vời của việc xử lý môi trường, biến nguồn gây ô nhiễm thành phân bón hữu cơ dạng bùn hoặc dạng nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Việc tái chế không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, để việc tái chế đạt hiệu quả cao thì công tác quản lý phải được thực hiện tốt ngay từ giai đoạn đầu, dựa vào thành phần, tính chất của chất thải, tiến hành phân loại và đựng trong các bao, thùng khác nhau.

Đầu tư thiết bị thu gom chuyên dụng để vận chuyển từng loại đến nơi có thể tái chế. Các cơ quan quản lý môi trường cần hướng dẫn các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy sản tự phân loại chất thải hữu cơ, khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm làm từ nguồn nguyên liệu tái chế…


Có thể bạn quan tâm

Trồng đậu phụng xen mì cho hiệu quả cao hơn Trồng đậu phụng xen mì cho hiệu quả cao hơn

Ở tỉnh Bình Định, mì là một cây màu chủ lực, với diện tích trên dưới 10.000 ha/năm.Thu nhập từ cây mì là nguồn thu nhập đáng kể của hàng ngàn hộ nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo... Tuy nhiên, năng suất mì ở tỉnh ta chưa cao (khoảng 24,3 tấn/ha năm 2014), hàm lượng tinh bột thấp và độ đồng đều không cao; nguy cơ bạc màu, xói mòn rửa trôi đất trồng vẫn tiềm ẩn.

16/06/2015
Trúng mùa lúa hè thu Trúng mùa lúa hè thu

Nông dân tại nhiều quận, huyện TP Cần Thơ bước vào vụ thu hoạch lúa hè thu 2015 và trúng mùa khi hầu hết các trà lúa hè thu sớm thu hoạch cho năng suất rất cao. Nông dân cũng đang có nhiều thuận lợi trong thu hoạch lúa nhờ đẩy mạnh cơ giới hóa vào đồng ruộng…

16/06/2015
Đổ xô trồng tràm giống Đổ xô trồng tràm giống

Hiện nay, phong trào trồng rừng tràm đang lan rộng. Nhiều địa phương ở Đồng Nai, như: Trảng Bom, Vĩnh Cửu… đã hình thành nên những làng sản xuất giống cây tràm. Đa số các cơ sở này đều hình thành tự phát do nhu cầu mua giống trồng rừng tràm trong dân không ngừng tăng cao.

16/06/2015
Trước mùa trồng mới Trước mùa trồng mới

Gia Lai có khí hậu và thổ nhưỡng rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như: cao su, hồ tiêu, cà phê, điều… Với tiềm năng thuận lợi đó, trong những năm qua, người dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục mở rộng diện tích cây công nghiệp dài ngày.

16/06/2015
Nhiều vườn tiêu có nguy cơ bị xóa sổ vì hạn hán Nhiều vườn tiêu có nguy cơ bị xóa sổ vì hạn hán

Đợt nắng nóng kéo dài 2 tháng đã khiến 60 - 70% diện tích vườn tiêu ở Quảng Bình bị chết gây thiệt hại lớn.

16/06/2015