Xử Lý Cây Lúa Đang Bị Ngộ Độc Hữu Cơ

Đây là hiện tượng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ do quá trình chuẩn bị đất quá ngắn, không kỹ dẫn đến rơm rạ từ vụ trước chưa kịp phân huỷ hoặc phân huỷ không hoàn toàn gây nên. Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, để khắc phục hiện tượng này bà con cần áp dụng ngay một số biện pháp sau đây:
- Đối với các ruộng lúa đang bị ngộ độc hữu cơ, trước tiên bà con cần tháo hết nước ở ruộng để cho ruộng khô nứt chân chim, cho đất thông thoáng nhả bớt khí độc CO2, rải phân supe lân hoặc phun phân bón qua lá kahumat, hydrophos… có hàm lượng lân cao, tháo nước mới vào và làm cỏ sục bùn.
- Trong điều kiện lúa không bị rầy nâu tấn công thì nên tháo nước cho mặt ruộng khô nứt chân chim ít bữa rồi lại đưa nước mới vào theo chu kỳ 3-4 lần/vụ sẽ hạn chế được hiện tượng ngộ độc hữu cơ rất cao.
- Tuy nhiên, trong trường hợp ruộng đang bị rầy nâu tấn công với mật số lớn thì nên ưu tiên giữ đủ mức nước để phòng chống rầy tốt hơn trong thời gian phun thuốc dập dịch sau đó mới tháo nước như hướng dẫn trên đây. Trong thời gian này cần ngừng bón đạm. Chờ 6-7 ngày sau, nhổ cây lúa lên thấy ra rễ mới có màu trắng là đã cứu lúa thành công có thể bón thêm phân để đạt năng suất.
Có thể bạn quan tâm

Trong chiến lược chọn lọc và phát triển các giống lúa cực ngắn ngày có chất lượng cao, đặc tính gạo thơm dẻo của giống là một trong những quan tâm hàng đầu của nhà khoa học, luôn đi kèm song song với chọn lọc năng suất và tính kháng sâu bệnh

Bệnh lúa von còn gọi là bệnh mạ đực, bệnh thối gốc (Foot-rot), hay bệnh vươn lóng (elongation disease). Tiếng Nhật gọi là bệnh bakanae. Do nấm Fusarium moniliforme-Gibberella fujikuroi. Bệnh có thể xuất hiện và gây hại từ khi cây lúa còn ở giai đoạn mạ cho đến lúc thu họach

Hạt giống cần phơi lại 6- 8 giờ trong nắng nhẹ (không phơi trực tiếp trên sân gạch hay sân xi măng). Phơi lại có tác dụng làm cho hạt hút nước nhanh, xúc tiến hoạt động của hệ thống men, tăng khả năng nảy mầm. Ngâm hạt vào nước lạnh 24 giờ, sau đó đưa vào nước nóng 45- 470c trong 5 phút và cuối cùng là nước nóng 54- 550c trong 10 phút

Bệnh vàng lùn do vi rút Rice Grassy Stunt Virus (RGSV) gây ra. Virut này xâm nhập vào cây lúa và gây bệnh thông qua môi giới là Rầy nâu (Nilaparvata lugens). Bệnh được phát hiện đầu tiên ở vùng Khu 4 cũ và sau này lây lan ra khắp các tỉnh trong cả nước, nhưng gây hại chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu long

Bệnh đốm nâu do nấm gây nên. Có thể quan sát dễ dàng thấy những vết bệnh màu nâu tròn hay bầu dục trên lá, trên bẹ, cuống gié lúa và vỏ hạt lúa. Trong thời kỳ ngâm ủ, bệnh làm cho rễ mầm bị thối đen, lá mầm bị biến dạng, nếu bị nặng cây mầm bị chết hoặc phát triển không bình thường