Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Xử Lý Cây Lúa Đang Bị Ngộ Độc Hữu Cơ

Xử Lý Cây Lúa Đang Bị Ngộ Độc Hữu Cơ
Ngày đăng: 19/07/2013

Đây là hiện tượng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ do quá trình chuẩn bị đất quá ngắn, không kỹ dẫn đến rơm rạ từ vụ trước chưa kịp phân huỷ hoặc phân huỷ không hoàn toàn gây nên. Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, để khắc phục hiện tượng này bà con cần áp dụng ngay một số biện pháp sau đây:

- Đối với các ruộng lúa đang bị ngộ độc hữu cơ, trước tiên bà con cần tháo hết nước ở ruộng để cho ruộng khô nứt chân chim, cho đất thông thoáng nhả bớt khí độc CO2, rải phân supe lân hoặc phun phân bón qua lá kahumat, hydrophos… có hàm lượng lân cao, tháo nước mới vào và làm cỏ sục bùn.

- Trong điều kiện lúa không bị rầy nâu tấn công thì nên tháo nước cho mặt ruộng khô nứt chân chim ít bữa rồi lại đưa nước mới vào theo chu kỳ 3-4 lần/vụ sẽ hạn chế được hiện tượng ngộ độc hữu cơ rất cao.

- Tuy nhiên, trong trường hợp ruộng đang bị rầy nâu tấn công với mật số lớn thì nên ưu tiên giữ đủ mức nước để phòng chống rầy tốt hơn trong thời gian phun thuốc dập dịch sau đó mới tháo nước như hướng dẫn trên đây. Trong thời gian này cần ngừng bón đạm. Chờ 6-7 ngày sau, nhổ cây lúa lên thấy ra rễ mới có màu trắng là đã cứu lúa thành công có thể bón thêm phân để đạt năng suất.


Có thể bạn quan tâm

Cách bón phân cho lúa mùa Cách bón phân cho lúa mùa

Phân bón gốc cho cây trồng là những loại phân thuộc nhóm khó tiêu (sau khi được bón vào đất, phân cần phân giải thành chất dễ tiêu thì cây trồng mới hấp thu

30/05/2019
Một số lưu ý gieo thẳng vụ mùa Một số lưu ý gieo thẳng vụ mùa

Đây là phương thức không chỉ đảm bảo thời vụ, tiết kiệm công mà còn hạn chế ngộ độc hữu cơ cho cây lúa giai đoạn đầu sau gieo cấy

31/05/2019
Kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch để hạn chế ngộ độc hữu cơ cho lúa mùa Kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch để hạn chế ngộ độc hữu cơ cho lúa mùa

Nghẹt rễ ngộ độc hữu cơ là hiện tượng cây lúa bị còi cọc, lá biến vàng, thân nhỏ yếu ớt, nhổ lên thấy rễ bị đen, vàng, ít rễ trắng thâ

31/05/2019
Gieo sạ, bón phân hợp lý cho lúa thu đông Gieo sạ, bón phân hợp lý cho lúa thu đông

Trên thực tế nhiều bà con sạ dày và thiệt hại do bón thừa phân đạm vẫn còn khá phổ biến, xuất hiện rải rác trong các vụ mùa trong năm.

01/06/2019
Lúa Dibar 10373 chịu mặn Lúa Dibar 10373 chịu mặn

Lúa Dibar 10373 đem lại năng suất tương đối, kháng sâu bệnh, chất lượng gạo ngon, cơm mềm... đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân

03/06/2019