Xót lòng thanh long 3.000 đồng/kg đổ đống ngoài lề đường
Dọc theo tuyến Quốc lộ 50 từ TP Mỹ Tho đến huyện Chợ Gạo có nhiều điểm bán thanh long đổ đống sát bên lề đường với giá chỉ 3.000 đồng/kg loại ruột trắng, 3 kg/10.000 đồng loại ruột đỏ, thậm chí có nơi chỉ 2.000 đồng/kg.
Thanh long còn chở về các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, TP Cần Thơ giá chỉ 4.000 đến 5.000 đồng/kg.
Thanh long ruột trắng giá chỉ 3.000 đồng/kg
Thanh long ruột đỏ 3kg giá 10.000 đồng
Thanh long rớt giá thê thảm như vậy theo nhiều nông dân là do năm nay thị trường không ổn định, xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc ít.
Ông Nguyễn Văn Bảy, trồng thanh long ở xã Quơn Long (Chợ Gạo, Tiền Giang) cho biết:
“Mấy năm trước nông dân địa phương nói trồng thanh long không bao giờ nghèo nhưng năm nay nghèo thiệt vì giá quá thấp, không bù được chi phí.
Giá thanh long được mua xô ngay tại vườn chỉ 5.000 đồng/kg. Tuy là mua xô nhưng khi thanh long bị sâu, gãy tai, bị lem… thì giá chỉ còn 1.000 đồng/kg”.
Nhiều người đi đường chọn mua thanh long
Người dân mua thanh long giá rẻ tặng bếp ăn từ thiện phục vụ người nghèo
Ông Trần Văn Hòa, Phó trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo cho biết: “Huyện Chợ Gạo có diện tích trồng thanh long 4.053 ha với năng suất khoảng 15 tấn/ha. Năm nay giá thanh long xuống thấp nên nhiều nông dân không có lời, thậm chí thua lỗ”.
Theo ông Hòa, thanh long loại 1 để xuất khẩu chiếm tỷ lệ khoảng 30%, còn lại bị dạt xuống loại 2, loại 3 giá rất thấp. Theo đó, thanh long chỉ lọt side (dưới 300 gram); gãy tai, tai vàng; côn trùng cắn vỏ, bị đốm trên vỏ… thì dạt xuống giá chỉ còn 1.000 đồng/kg nên ven đường giá thanh long mới thấp đến như vậy.
Có thể bạn quan tâm

Về thăm Phú Khánh, một trong những xã đạt hiệu quả kinh tế cao của huyện Thạnh Phú (Bến Tre), chúng tôi cảm nhận sự thay đổi sâu sắc của đời sống người dân nơi đây. Hai bên đường là những ngôi nhà tường khang trang xen lẫn những ao cá, vườn dừa xanh mướt.

Hiện nay, trên địa bàn xã Phong Thạnh Đông A (huyện Giá Rai - Bạc Liêu) có khoảng 20 hộ nuôi cá bống tượng với diện tích 5 ha. Đây được xem là mô hình nuôi thủy sản đem lại giá trị kinh tế cao. Điển hình là ông Lê Văn Minh (ngụ ấp 3) nuôi với mật độ 0,5 con/m2 trên diện tích 0,5 ha, cho lợi nhuận 70 triệu đồng/năm.

Áp dụng công nghệ thâm canh cây trồng có che phủ nilon là tiến bộ khoa học tiên tiến, đã và đang được phát triển trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới như ở Trung Quốc, Nhật Bản và ở nước ta đang được chú trọng phát triển trên diện rộng.

Những năm gần đây, cuộc sống của người dân xã Đông Sơn (TX. Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) được cải thiện đáng kể nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng KHKT vào sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh, trong đó có mô hình trồng dưa hấu.

Những năm gần đây, thị trường cá tra bất ổn, khiến cho người nuôi cá da trơn vùng ĐBSCL lao đao. Họ đang phải cân nhắc và tìm hướng đi mới cho cái nghề đầy tiềm năng nhưng cũng nhiều rủi ro này.