Xoài Cát Hòa Lộc Được Cấp Chỉ Dẫn Địa Lý Ở Tiền Giang

Theo tin từ Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh, dự án "Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát, hỗ trợ quảng bá sản phẩm" do KS. Ngô Kỷ chủ nhiệm (Sở Khoa học và Công nghệ) chủ trì đã được nghiệm thu.
Khu vực địa lý gồm các xã: Hòa Hưng, An Thái Trung, An Hữu, Tân Hưng, Tân Thanh, Mỹ Lương, An Thái Đông, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, Thiện Trí, Hòa Khánh, Hậu Thành, Mỹ Lợi A (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).
Dự án được triển khai với các nội dung: Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý nội bộ chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát; Nghiên cứu xây dựng hệ thống quy trình quản lý và kiểm soát chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát; Nghiên cứu về tiềm năng sản xuất, khai thác thương mại và phát triển thị trường; Xây dựng hệ thống quảng bá truyền thông chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát.
Sau hai năm thực hiện, dự án đã đáp ứng hoàn toàn nội dung triển khai, các sản phẩm thực hiện cho phép các thành viên tham gia sử dụng chỉ dẫn địa lý ứng dụng, vận hành quy chế quản lý và tổ chức xây dựng, định hướng phát triển chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát.
Được biết, đây là dự án thuộc chương trình "Hỗ trợ và phát triển toàn diện xoài cát Hòa Lộc vùng Hòa Hưng - Cái Bè, Tiền Giang kết hợp với du lịch sinh thái".
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thu được nhiều kết quả khả quan, được bà con nông dân ngày một nhân rộng. Mô hình này khá đơn giản, không cần nhiều diện tích, tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Đặc biệt, mô hình đã giải quyết việc làm lúc nông nhàn cho bà con mùa lũ.

Chiều ngày 15/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Hoan và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc chấn chỉnh quy hoạch vùng nuôi cá tra.

Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế gia đình, đầu năm 2009, anh Nguyễn Văn Công, ngụ tại ấp Cầu Vĩ, xã Mỹ Chánh (Ba Tri - Bến Tre) đã phát hiện giống ếch Thái Lan khá phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đất này. Gần 4 năm qua, gia đình anh nuôi ếch Thái Lan đạt hiệu quả kinh tế cao.

Do tình trạng các loại cây trồng được mùa mất giá, nên bà con nông dân ở xã Mỹ Lương (Cái Bè, Tiền Giang) đã trồng nhiều loại cây xen kẽ trong vườn nhằm "an toàn hóa thu nhập" khi có biến động về thời tiết, giá cả. Tiêu biểu có mô hình trồng chôm chôm xen xoài Đài Loan của anh Phạm Văn Lương ở ấp Lương Ngãi.

Mấy vụ gần đây, nông dân ở huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) chủ động chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng dưa chuột, mang lại thu nhập hơn hẳn các loại rau màu khác.