Xoài Cát Hòa Lộc Được Cấp Chỉ Dẫn Địa Lý Ở Tiền Giang

Theo tin từ Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh, dự án "Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát, hỗ trợ quảng bá sản phẩm" do KS. Ngô Kỷ chủ nhiệm (Sở Khoa học và Công nghệ) chủ trì đã được nghiệm thu.
Khu vực địa lý gồm các xã: Hòa Hưng, An Thái Trung, An Hữu, Tân Hưng, Tân Thanh, Mỹ Lương, An Thái Đông, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, Thiện Trí, Hòa Khánh, Hậu Thành, Mỹ Lợi A (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).
Dự án được triển khai với các nội dung: Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý nội bộ chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát; Nghiên cứu xây dựng hệ thống quy trình quản lý và kiểm soát chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát; Nghiên cứu về tiềm năng sản xuất, khai thác thương mại và phát triển thị trường; Xây dựng hệ thống quảng bá truyền thông chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát.
Sau hai năm thực hiện, dự án đã đáp ứng hoàn toàn nội dung triển khai, các sản phẩm thực hiện cho phép các thành viên tham gia sử dụng chỉ dẫn địa lý ứng dụng, vận hành quy chế quản lý và tổ chức xây dựng, định hướng phát triển chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát.
Được biết, đây là dự án thuộc chương trình "Hỗ trợ và phát triển toàn diện xoài cát Hòa Lộc vùng Hòa Hưng - Cái Bè, Tiền Giang kết hợp với du lịch sinh thái".
Có thể bạn quan tâm

Ngoài các trang trại chăn nuôi với số lượng tổng đàn lớn nói trên, toàn huyện còn có 109 trang trại chăn nuôi heo nhỏ theo hộ gia đình, tăng 4 trang trại; 114 trang trại chăn nuôi gia cầm, tăng 2 trang trại; 8 hộ chăn nuôi thủy sản với diện tích mặt nước trên 50.000m2.

15 đến 20 triệu đồng mua một con trâu từ 1-2 năm tuổi. Sau 1 năm nuôi nhốt chuồng vỗ béo bán được 30-35 triệu đồng. Mô hình nuôi trâu vỗ béo của người dân xã Dồm Cang (Sốp Cộp - Sơn La) đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng làm giàu chính đáng cho người dân nơi đây.

Với huyện Trà Bồng, đây là điều đáng lo ngại bởi nguy cơ giảm sút, mai một giống quế bản địa, ảnh hưởng lớn đến thương hiệu quế Trà Bồng. Để lưu giữ, phát triển giống quế đặc sắc này, huyện Trà Bồng đang triển khai nhân rộng nhiều mô hình, vùng nguyên liệu quế.

Nhiều hộ dân trồng cao su tiểu điền ở 2 huyện Sông Hinh, Sơn Hòa (Phú Yên) đang điêu đứng vì giá cao su giảm mạnh. Một số người bỏ vườn, không cạo mủ vì không đủ tiền thuê nhân công.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện nay trên cây tiêu, bệnh tuyến trùng gây hại 150ha, tỉ lệ hại 5 đến 10% rễ; bệnh đốm lá gây hại 20ha, tỉ lệ bệnh 5 đến 15% lá, tập trung tại các xã Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây (huyện Tây Hòa, Phú Yên). Ngoài ra, bệnh thán thư và bệnh chết chậm còn xảy ra trên 10ha tiêu. Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 687ha tiêu, trong đó huyện Tây Hòa 573ha, năng suất bình quân 23 tạ/ha. Với giá bán dao động từ 150.000 đến 170.000 đồng/kg, mỗi héc ta tiêu đạt doanh thu 400 triệu đồng. Tuy nhiên, những năm qua việc trồng tiêu ở Phú Yên còn mang tính tự phát nên rất khó đầu tư và quản lý sản phẩm. Điều này dẫn đến trình độ thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên cây trồng này ở mức cao.