Xoài cát chu Bình Thuận cơ hội vào thị trường Nhật

Vườn xoài cát chu ở Tân Minh, Hàm Tân.
Anh Nguyễn Văn Trung, người đang chăm sóc 4 ha xoài cát chu ở thị trấn Tân Minh (Hàm Tân) phấn khởi cho hay: “Tin xoài cát chu vào Nhật khiến người trồng xoài phấn khởi”.
Từ ngày có thông tin xoài cát chu được phép vào thị trường Nhật Bản thì giá xoài ở Hàm Tân nhích lên, hiện nay giá tại vườn là 15.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với năm 2014, nhưng chưa có bán.
Nhưng để xoài cát chu xuất khẩu sang Nhật Bản là không dễ.
Ngoài việc chăm sóc theo quy trình VietGAP, còn phải được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng và Bộ Nông - Lâm - Thủy sản Nhật cấp phép vào thị trường Nhật.
Theo thông tin từ các báo, người trồng xoài cát chu ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) giáp ranh với huyện Hàm Tân được Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Đồng Nai hỗ trợ xuất khẩu xoài cát chu sang Nhật.
Và đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng.
Xoài là loại trái cây được yêu thích của người Nhật Bản và tiêu thụ quanh năm với số lượng lớn.
Xoài cát chu Việt Nam với những ưu thế ngọt dịu, hợp với khẩu vị chung của người Nhật.
Đây là yếu tố cạnh tranh cho xoài cát chu Việt Nam vào thị trường Nhật.
Khoảng cách từ Việt Nam sang Nhật Bản không quá xa.
Nếu vận chuyển bằng đường hàng không chỉ mất 5 giờ, đường biển mất 1 tuần.
Thời gian vận chuyển đó vừa đủ giúp xoài chín, tươi ngon khi tới tay người tiêu dùng Nhật.
Dù các quy định xuất khẩu xoài sang thị trường Nhật Bản khá nghiêm ngặt, nhưng đây là cơ hội cho nông dân Bình Thuận trong việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng nguồn thu… Xoài cát chu vào Nhật
Lúc 15 giờ ngày 7/11 (theo giờ địa phương), những trái xoài tươi cát chu của Việt Nam lần đầu tiên chính thức bày bán tại siêu thị Aeon ở tỉnh Chiba, Nhật Bản.
Ông Nguyễn Trung Dũng - đại diện bộ phận Thương vụ thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, tổng cộng có 3 tấn rưỡi xoài cát chu nhập vào thị trường Nhật Bản.
Xoài tươi Việt Nam được bày bán tại 209 điểm bán hàng của Aeon trên toàn Nhật Bản với hai mức giá sau thuế là 429 yên/quả (khoảng 77.000 đồng) và 645 yên/quả (116.000 đồng).
Có thể bạn quan tâm

Theo các hộ trồng điều ở huyện Châu Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), giá hạt điều ở thời điểm này (cuối vụ) đã giảm mạnh, hiện còn 15.000 đồng/kg, so với đầu vụ giảm 6.000 đồng/kg. Tình trạng mất mùa do diễn biến bất thường của thời tiết và rớt giá khiến người trồng điều đang lỗ nặng nên nhiều hộ đã chặt bỏ để canh tác cây trồng khác.

Nuôi lươn là mô hình phổ biến ở nhiều địa phương và được nuôi bằng nhiều hình thức. Những năm gần đây, nhiều nông dân xã Tân An (TX. Tân Châu - An Giang) đã thực hiện mô hình nuôi lươn trong bồn ủ bằng cây bắp khô, thu được lợi nhuận cao, cải thiện đời sống.

Những năm qua, người dân An Hiệp (Ba Tri - Bến Tre) đã chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, góp phần tăng thu nhập, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ khá giàu ngày càng tăng. Điển hình có gia đình anh Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1970, ở ấp An Điền Lớn, thu nhập gần 100 triệu đồng/năm từ nuôi gà lôi (gà Tây).

Là người có kinh nghiệm nuôi ếch trong vèo, anh Nguyễn Văn Vũ, ấp Mỹ Thới (xã Định Mỹ, Thoại Sơn, An Giang), cho biết: “Với 2 cái vèo diện tích 6 m2/cái, ban đầu, tôi thả nuôi 2.000 con ếch.

Ngày 9.5, người dân nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn qua khu vực cảng Bến Kéo, thuộc ấp Bến Kéo, xã Long Thành Nam, H.Hòa Thành, Tây Ninh) phải chứng kiến toàn bộ đàn cá đang chuẩn bị thu hoạch chết trắng.