Xoài Campuchia Đang Chiếm Lĩnh Thị Trường Miền Tây

Xoài Keo từ Campuchia đang được các thương lái thu mua và đưa về Việt Nam với số lượng lớn, có lúc tràn ngập thị trường khiến cho xoài nội địa lép vế.
Hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang là đất trồng nhiều xoài. Trong đó, nổi tiếng nhất là xoài Thanh ca, một giống xoài có từ lâu đời trên vùng đất An Giang, mỗi năm cho sản lượng hàng trăm tấn.
Tuy nhiên, gần đây xoài Keo từ Campuchia được các thương lái thu mua và đưa về Việt Nam với số lượng lớn từ 30-40 tấn/ngày để cung cấp cho thị trường miền Tây và đóng thùng gửi đi các nơi.
Mặc dù giá xoài Keo khá cao, từ 15.000 - 20.000 đồng/kg nhưng do phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng nên đã cạnh tranh khá tốt với xoài nội hiện đang rớt giá, chỉ bán từ 4.000-10.000 đồng/kg nhưng rất khó tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Một cú đầu tư lớn chưa từng có trong việc nhân giống bò Úc thuần đã xuất hiện tại miền Bắc.

Diện tích quýt đường tại xã Long Trị (TX Long Mỹ, Hậu Giang) đang bị thu hẹp dần sau nhiều năm dịch bệnh tấn công.

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế ven biển để giúp nhân dân sớm an cư lạc nghiệp, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh mãng cầu xiêm với diện tích hơn 650ha trên vũng đất nhiễm mặn, tại huyện cù lao Tân Phú Đông, thuộc hạ lưu sông Tiền.
Từ khi cây dừa sáp ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) được các nhà khoa học áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mở ra hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và giá trị cho loại trái cây đặc sản nổi tiếng cả nước. Nhờ đó, nông dân trồng dừa sáp tăng thu nhập gấp 2-3 lần, nhiều hộ trở thành triệu phú.

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế ven biển để giúp nhân dân sớm an cư lạc nghiệp, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh mãng cầu xiêm với diện tích hơn 650ha trên vũng đất nhiễm mặn, tại huyện cù lao Tân Phú Đông, thuộc hạ lưu sông Tiền.