Xoài Campuchia Đang Chiếm Lĩnh Thị Trường Miền Tây

Xoài Keo từ Campuchia đang được các thương lái thu mua và đưa về Việt Nam với số lượng lớn, có lúc tràn ngập thị trường khiến cho xoài nội địa lép vế.
Hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang là đất trồng nhiều xoài. Trong đó, nổi tiếng nhất là xoài Thanh ca, một giống xoài có từ lâu đời trên vùng đất An Giang, mỗi năm cho sản lượng hàng trăm tấn.
Tuy nhiên, gần đây xoài Keo từ Campuchia được các thương lái thu mua và đưa về Việt Nam với số lượng lớn từ 30-40 tấn/ngày để cung cấp cho thị trường miền Tây và đóng thùng gửi đi các nơi.
Mặc dù giá xoài Keo khá cao, từ 15.000 - 20.000 đồng/kg nhưng do phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng nên đã cạnh tranh khá tốt với xoài nội hiện đang rớt giá, chỉ bán từ 4.000-10.000 đồng/kg nhưng rất khó tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Tôm nước lợ là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, trước những thách thức nội tại của ngành và yêu cầu của thị trường, chỉ có cách nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu theo hướng tăng giá trị gia tăng.

Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 530 hộ nuôi cá tra thương phẩm, tăng 6 hộ so với cùng kỳ 2014. Trong đó, số hộ nuôi cá thể chiếm 57,74% số hộ nuôi của toàn tỉnh. Vùng nuôi của doanh nghiệp chiếm trên 74% diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 1.319 cơ sở sản xuất, kinh doanh ương giống cá tra đáp ứng yêu cầu nuôi thương phẩm trên địa bàn và một số địa phương vùng ĐBSCL.

Theo một nghiên cứu do Oceana công bố gần đây, gần 2/3 cá ngừ bán tại các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ ở Mỹ là loại cá khác. Kết luận này được đưa ra sau khi Oceana thực hiện một số chiến dịch bảo vệ và khôi phục đại dương.

NK cá ngừ nguyên liệu của Thái Lan trong 4 tháng đầu năm 2015 giảm xuống mức thấp kỷ lục trong 6 năm qua, cho thấy rõ ràng quốc gia Châu Á này vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết.

Tổng số tàu thuyền 6.278 chiếc, công suất trên 1 triệu CV