Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê Ở Ba Tri (Bến Tre)

Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê Ở Ba Tri (Bến Tre)
Ngày đăng: 21/05/2013

Anh Trương Văn Vòm - cán bộ xã là một trong những người có đàn dê khá lớn tại địa phương, khẳng định sau con bò thì con dê đã tham gia xóa nghèo hữu hiệu nhất. Đầu năm 2013, Dự án IFAD cũng quyết định chọn con dê để hỗ trợ cho hộ nghèo của xã làm kinh tế.

Từ năm 2007, phong trào nuôi dê của xã Vĩnh Hòa (Ba Tri - Bến Tre) phát triển khá mạnh. Lúc đầu chỉ là phong trào nuôi kiểu “làm cảnh” chơi, ai cũng có một hoặc hai con dê nái. Từ từ, nhiều hộ nhân rộng ra, đàn dê của địa phương tăng lên gần 900 con, tập trung ở các ấp: Vĩnh Đức Đông, Bảo Hòa, Bến Vựa, Bến Vựa Bắc... Nhiều địa phương lân cận bắt đầu biết đến chất lượng đàn dê ở Vĩnh Hòa: đẹp, lớn con. Với đàn dê khá lớn, nhiều hộ đã không ngừng tìm kiếm thương lái tiêu thụ. Hiện nay, nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh biết đến thương hiệu “dê Vĩnh Hòa”. Bà con có mối tiêu thụ với sản lượng lớn, rất ổn định, giá cả khá hấp dẫn, do thương lái từ TP. Hồ Chí Minh đến mua. Hiện giá dê thịt, dê nái là 95.000 đồng/kg, dê đực có giá từ 100.000 - 105.000 đồng/kg. Riêng với dê nái tơ, tốt, đẹp để làm giống, có giá từ 12 - 15 triệu đồng/con, dê đực nọc còn có giá cao hơn, từ 20 - 30 triệu đồng/con.

Dê rất dễ nuôi, vì ăn tạp, mau lớn. Một con dê nái đến sáu tháng tuổi là có mang thai (mỗi lần đẻ từ 2 - 3 con), 5 tháng sau, dê đẻ lứa kế tiếp. Dê con từ 3 - 6 tháng có thể bán thịt (trọng lượng đạt từ 20 - 30 kg/con). Giống dê thịnh hành nhất tại địa phương là dê Bắc Kinh mặt sọc (rất lớn con, dê đực có trọng lượng hơn 50 kg/6 - 8 tháng tuổi).

“Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 21,35%, đến nay giảm còn 16,3% (255 hộ). Trong đó, có mô hình nuôi dê thoát nghèo” - Ông Nguyễn Xuân Vinh - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết.

Nhờ nuôi dê, nhiều hộ nghèo của địa phương đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Cụ thể như các hộ: Phan Văn Út, Đào Văn Mỹ, Nguyễn Tấn Lữ, ngụ ở ấp Vĩnh Đức Đông, mỗi hộ nuôi từ 20 - 40 con làm kinh tế gia đình. Mới đây, anh Tùng - ấp Vĩnh Đức Đông, vừa xuất chuồng hơn 1 tấn dê thịt, với giá bán 104.000 đồng/kg, thu nhập hơn một trăm triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Cho Sản Xuất Lúa Hàng Hóa Triển Vọng Cho Sản Xuất Lúa Hàng Hóa

Điều đáng nói là, sau 3 năm triển khai Chương trình, một số giống lúa chất lượng cao đã được khẳng định, trở thành giống cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.

04/06/2014
Vĩnh Long Sản Xuất Lúa Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Đang Mở Rộng Vĩnh Long Sản Xuất Lúa Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Đang Mở Rộng

Đây là xu hướng mà nhiều nông dân tham gia các cánh đồng mẫu lớn ở Đông Thạnh (TX Bình Minh), Xuân Hiệp (Trà Ôn), Long An (Long Hồ) cũng đang hướng đến. Tại 3 nơi đã thực hiện như Tân An Luông, Mỹ Lộc, Tân Long, diện tích sản xuất lúa VietGAP cũng tiếp tục được mở rộng thêm và nhiều nông dân rất muốn được tham gia.

04/06/2014
Xuất Khẩu Trái Cây Phải Nâng Chất Lượng Xuất Khẩu Trái Cây Phải Nâng Chất Lượng

Tại diễn đàn “Liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ trái cây vùng ĐBSCL”, diễn ra ngày 31/5/2014 tại Bến Tre, bên cạnh chia sẻ về sản xuất và tiêu thụ trái cây, một số nhà chuyên môn đã đưa ra những khuyến cáo cần thận trọng đánh giá thị trường và tìm cách nâng cao chất lượng mặt hàng này. Dù xuất khẩu trái cây đang tăng cao.

04/06/2014
Chuyển Mình Từ Mô Hình Sản Xuất Kết Hợp Chuyển Mình Từ Mô Hình Sản Xuất Kết Hợp

Dám nghĩ, dám làm và tận dụng mọi điều kiện để khai thác hết tiềm năng của đất, lao động của gia đình, đồng thời ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi là cách mà người dân ấp 8, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời đã làm để vươn lên ổn định cuộc sống.

04/06/2014
Dốc Sức Chống Hạn Dốc Sức Chống Hạn

Nắng nóng kéo dài trong mấy tháng qua đã làm cho nguồn nước tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh giảm mạnh. Trước tình hình này, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đã và đang triển khai nhiều biện pháp chống hạn cho cây trồng vụ Hè Thu (HT), cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho người và gia súc.

04/06/2014