Xóa đói, giảm nghèo nhờ nuôi ong mật

Từ thực tế này, huyện đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn như: phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, hội nông dân… xây dựng các đề án phát triển đàn ong.
Với nỗ lực của bản thân và được tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn và trang bị kiến thức về nuôi ong, hộ gia đình anh Giàng A Vàng ở bản Dế Xu Phình A, xã Dế Xu Phình, đã mạnh dạn xây dựng mô hình nuôi ong mật tại nhà.
Từ gần chục đàn ong giống, đến nay anh đã nhân giống được gần 100 đàn. Anh Vàng cho biết:
“Nuôi ong không vất vả lắm nhưng lại cho thu nhập cao. Năm vừa qua, gia đình tôi thu hơn 100 triệu đồng từ tiền bán mật ong và đàn ong giống. Gia đình tôi giờ không còn thiếu ăn, không còn nhận gạo cứu đói của Nhà nước mỗi khi giáp hạt như trước nữa”.
Khác với anh Vàng, anh Nguyễn Văn Toản ở xã Dế Xu Phình, sau khi tốt nghiệp đại học đã trở về địa phương để phát triển nghề nuôi ong. Nhờ tích cực chăm sóc, nhân đàn, đến nay sau ba năm anh đã có gần 1.000 đàn ong, trong đó có 600 đàn tập trung ở xã Dế Xu Phình và gần 400 đàn nuôi tại các xã khác.
Năm 2014, anh Toản được Phòng Nông nghiệp huyện Mù Cang Chải hỗ trợ thêm về kiến thức và kinh phí, nên anh đã nhân giống được hàng trăm đàn và bán ra thị trường. Nghề nuôi ong đã cho gia đình anh thu nhập ổn định khoảng 500 triệu đồng mỗi năm.
Với những kinh nghiệm có được, anh không ngần ngại giúp đỡ kỹ thuật và ong giống cho các hộ khác tại địa phương để xóa đói, giảm nghèo.
Anh cho biết, mong muốn hiện nay là xây dựng thương hiệu mật ong Mù Cang Chải để tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.
Để nghề nuôi ong của huyện phát triển theo hướng hàng hóa, các phòng chuyên môn của huyện Mù Cang Chải đang tiếp tục theo dõi và thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, hướng dẫn tập huấn kỹ thuật phổ biến rộng rãi phương pháp nuôi ong mới đến các hộ, giúp bà con vùng cao xóa đói, giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ dễ trồng, dễ chăm sóc, củ cải mini "trắng vỏ đỏ lòng" còn có màu sắc rất bắt mắt và có gá trị dinh dưỡng cao. Chính vì thế, nhiều người yêu thích làm vườn ở Hà Nội, TP HCM,…đang ráo riết tìm mua hạt giống để trồng.

Tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, GDP Việt Nam có thể tăng lên từ 23-33 tỷ USD vào 5-10 năm tới, xuất khẩu có thêm 68 tỷ USD.

Những quả ổi mang thương hiệu “Lệ Rơi” được bày bán khiến nhiều người thích thú, xếp hàng chờ để được mua ổi có tên gọi đặc biệt này.

Ngay sau cuộc họp báo về Hiệp định TPP của Bộ Công Thương, một DN đã bức xúc: "TPP quá cao cấp nhưng cần được hiểu theo nghĩa của một người dân bình thường. Họ cần phải được biết, ngày mai gió bão là gì? DN chẳng biết cần chuẩn bị gì trong TPP".

Ban Quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nuôi tôm tại tổ hợp tác ấp Hòa Trực, xã Hòa Tú 1.