Mưa Lớn, Lúa Bị Đổ Ngã

Mưa lớn liên tiếp trong 2 buổi chiều (2 và 3-12) đã khiến nhiều diện tích lúa vụ hè - thu chưa kịp thu hoạch tại huyện Trảng Bom bị đổ ngã, gây thiệt hại lớn cho bà con nơi đây.
Theo Hội Nông dân huyện, trước diễn biến khó lường của thời tiết trong giai đoạn đầu mùa mưa bão, các địa phương đang nỗ lực chỉ đạo, vận động nông dân khẩn trương thu hoạch lúa để hạn chế thiệt hại do sâu, bệnh cuối vụ và mưa bão gây ra. Vụ hè - thu năm nay, toàn huyện Trảng Bom có trên 3 ngàn hécta lúa, tập trung một số xã, như: Hố Nai 3, Cây Gáo, Hưng Thịnh, Sông Thao…
Nguồn bài viết: http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201412/mua-lon-lua-bi-do-nga-2355887/
Có thể bạn quan tâm

Đây là mô hình nằm trong chương trình Đề án về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản có nguồn gốc nuôi trồng nhằm mục tiêu tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật giúp người nuôi từng bước tiếp cận với phương thức sản xuất mới từ đó nâng cao trình độ sản xuất, thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Cá chày mắt đỏ là một trong những loài cá bản địa sống ở các sông, hồ tự nhiên khu vực phía Bắc, đến nay trở nên quý hiếm do sản lượng ngày càng suy kiệt. Việc nhân giống cá chày mắt đỏ và phổ biến quy trình nhân giống có ý nghĩa lớn trong bảo tồn đa dạng sinh học tự nhiên, đồng thời gợi mở cho các hộ nuôi trồng thủy sản một hướng phát triển kinh tế tiềm năng.

Nằm ở lưu vực sông Sêrêpôk đoạn qua xã Ea Na, huyện Krông Ana, nơi nối liền hai huyện Krông Ana (tỉnh Dak Lak) và huyện Krông Nô (tỉnh Dak Nông) có một trang trại cá diêu hồng, với sản lượng cá xuất ra hàng ngày lên tới 3-5 tấn. Vì nằm trên cồn, biệt lập với đất liền nên người dân quanh vùng đặt tên cho nơi này là "đảo cá".

Sau hơn ba năm triển khai thí điểm, đến nay, mô hình bảo hiểm nông nghiệp, trong đó có nghề nuôi tôm, đang từng bước đi vào đời sống, trở thành tấm lá chắn cho người nông dân trước những rủi ro, biến động trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện lại gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải được tháo gỡ.

Ngoài ra, việc liên kết các hộ dân NTTS còn giúp cho việc điều tiết cống tiêu thoát nước vùng nuôi bảo đảm tính mùa vụ sản xuất, tham gia quản lý giống thủy sản du nhập vào vùng nuôi... đồng thời góp phần nâng cao ý thức của các hộ dân trong quá trình NTTS để đạt năng suất, sản lượng cao.