Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xóa Đói Giảm Nghèo Nhờ Nuôi Bò Thịt

Xóa Đói Giảm Nghèo Nhờ Nuôi Bò Thịt
Ngày đăng: 11/06/2013

Đi vào khu vực ấp An Thái xã Mỹ An Hưng A, xã Mỹ An Hưng B và khu vực ấp An Qưới xã Hội An Đông, sẽ thấy có rất nhiều hộ gia đình đầu tư nuôi bò thịt từ 2 đến 5 con thậm chí có hộ nuôi đến 25 con. Được biết hầu hết đàn bò nuôi của những hộ nông dân đều được mua về từ huyện Tri Tôn, Tịnh Biên ( An Giang), bò trước khi mua thường ốm do lượng cỏ cho ăn ít. Do vậy, sau khi mua về được nông dân chăm sóc và cho ăn đầy đủ nên bò tăng trọng và phát triển khá nhanh.

Nguồn thức ăn cho bò có quanh năm như: cỏ, bắp, bắp non. Hiệu quả mang lại khá cao và thực hiện tốt phương châm lấy ngắn nuôi dài. Tiêu biểu là chú Nguyễn Văn Ửng (nuôi 25 con bò thịt), chú Lê Văn Thanh (nuôi 10 con), chú Ngô Văn Tráng (nuôi 12 con), chú Nguyễn Văn Hữu (nuôi 12 con), chú Đoàn Hồng Anh (nuôi 7 con)…

Nhờ có đất sản xuất của gia đình nên các chú bố trí trồng bắp vào những thời điểm phù hợp, do vậy đã chủ động được một phần nguồn thức ăn cho bò, phần còn lại các chú mua nguồn bắp cây từ các hộ trồng bắp trong vùng màu (trung bình 1 công bắp sau khi thu hoạch trái được người chăn nuôi thu mua với giá từ 50.000 – 100.000 đồng). Vì vậy, phần lớn các diện tích trồng bắp này sau khi thu hoạch trái đều được người chăn nuôi đến tận ruộng thu mua bắp cây để về nhà làm thức ăn cho bò.

Về hiệu quả mang lại từ mô hình nuôi bò thịt chú Nguyễn Văn Ửng, một hộ nuôi bò thịt ở xã Mỹ An Hưng A nói: “Hiện nay, chi phí đầu tư mua một con bò giống khoảng 4 triệu đồng, nếu được chăm sóc tốt thì sau khi nuôi khoảng 12 đến 15 tháng là có thể bán được khoảng 10-12 triệu đồng/con. Sau khi trừ chi phí tiền con giống, thức ăn và chăm sóc hàng ngày thì còn lãi được từ 4 – 5 triệu đồng/con”.

Ngoài ra, chú còn cho biết thêm: Trong chăn nuôi bò thịt có ba khâu quan trọng cần được quan tâm là: thứ nhất là cần phải chọn giống bò có tầm vóc lớn để đạt được trọng lượng cao khi bán; thứ hai là cần phải có chuồng trại phù hợp để tránh mưa tạc gió lùa giúp bò mạnh khỏe, ít bị bệnh; thứ ba là cần phải chích ngừa một số bệnh nguy hiểm và có chế độ chăm sóc, cho ăn hàng ngày phù hợp để bò mau lớn. Nếu thực hiện tốt ba khâu như trên thì chăn nuôi sẽ đạt được hiệu quả cao.

Thiết nghĩ, bò thịt dễ nuôi và có thị trường tiêu thụ rộng, bên cạnh đó hiện nay ở địa phương đang có nguồn phụ phẩm cây bắp khá lớn nên đây là điều kiện thuận lợi để phát triển đàn bò thịt trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Quỳnh Nghĩa (Nghệ An) Liên Kết Phát Triển Chăn Nuôi Hươu Quỳnh Nghĩa (Nghệ An) Liên Kết Phát Triển Chăn Nuôi Hươu

Tổng đàn hươu của huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 13.000 con, trong đó xã Quỳnh Nghĩa là một trong những địa phương có số lượng hươu lớn nhất với hơn 1.500 con. Nhân dân trong xã chủ động trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn tại chỗ cho hươu. Trung bình mỗi hộ ở Quỳnh Nghĩa có từ 2 – 3 con hươu.

09/11/2014
Xuất Khẩu Trái Cây Gặp Khó Xuất Khẩu Trái Cây Gặp Khó

Việc tiêu thụ sản phẩm trái cây đang là vấn đề thời sự ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng. Thị trường tiêu thụ vẫn còn bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thương lái. Vì vậy, việc hình thành nên mạng lưới thu mua - bảo quản - chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cây ăn trái đang là vấn đề cấp thiết.

12/11/2014
Nuôi Bò Sữa Giống Nuôi Bò Sữa Giống "Nội Địa"

Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng), một trong những địa phương phát triển mạnh về nghề nuôi bò sữa, hiện đang bước vào giai đoạn thịnh vượng, số đầu bò sữa ngày càng nhân rộng. Không chỉ nuôi bò cho sữa mà ở Đạ Ròn còn xuất hiện mô hình nuôi bò sữa để bán. Với cách làm ăn của những nông hộ này, số lượng bò sữa ngày càng được nhân rộng nhanh chóng, với giá cả vừa phải, chất lượng bò đảm bảo, giúp nhiều hộ đủ điều kiện mua một con bò mẹ vốn có giá rất cao.

09/11/2014
Cần Nhiều Giải Pháp Đồng Bộ Cho Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Cần Nhiều Giải Pháp Đồng Bộ Cho Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ thì hành trình “giúp hàng chục triệu nông dân ĐBSCL vượt qua thách thức trở thành “doanh nhân nông nghiệp”, làm giàu bằng nghề nông” - như cách nói của ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ vẫn còn nhiều gian nan. Vì vậy, sắp tới đây các tỉnh Tây Nam bộ cần có những sách lược phát triển thỏa đáng hơn, hợp tác, liên kết vùng để cùng nhau phát triển trong giai đoạn mới.

12/11/2014
Giá Trị Sản Phẩm Lúa Hàng Hóa Đạt Trên 400 Tỷ Đồng Giá Trị Sản Phẩm Lúa Hàng Hóa Đạt Trên 400 Tỷ Đồng

Năm 2014, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội xây dựng được 63 vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với quy mô 6.971ha, tăng 116,2% so với kế hoạch, trong đó vụ Xuân 2.980ha, vụ Mùa 3.987ha tại 11 huyện ngoại thành. Năng suất các giống lúa chất lượng cao năm nay bình quân đạt 5,2 - 5,4 tấn/ha, với tổng sản lượng gần 37.000 tấn. Giá trị sản phẩm lúa hàng hóa đạt 406,64 tỷ đồng và cho hiệu quả kinh tế đạt 224,46 tỷ đồng.

09/11/2014