Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xóa Đói Giảm Nghèo Nhờ Nuôi Bò Thịt

Xóa Đói Giảm Nghèo Nhờ Nuôi Bò Thịt
Ngày đăng: 11/06/2013

Đi vào khu vực ấp An Thái xã Mỹ An Hưng A, xã Mỹ An Hưng B và khu vực ấp An Qưới xã Hội An Đông, sẽ thấy có rất nhiều hộ gia đình đầu tư nuôi bò thịt từ 2 đến 5 con thậm chí có hộ nuôi đến 25 con. Được biết hầu hết đàn bò nuôi của những hộ nông dân đều được mua về từ huyện Tri Tôn, Tịnh Biên ( An Giang), bò trước khi mua thường ốm do lượng cỏ cho ăn ít. Do vậy, sau khi mua về được nông dân chăm sóc và cho ăn đầy đủ nên bò tăng trọng và phát triển khá nhanh.

Nguồn thức ăn cho bò có quanh năm như: cỏ, bắp, bắp non. Hiệu quả mang lại khá cao và thực hiện tốt phương châm lấy ngắn nuôi dài. Tiêu biểu là chú Nguyễn Văn Ửng (nuôi 25 con bò thịt), chú Lê Văn Thanh (nuôi 10 con), chú Ngô Văn Tráng (nuôi 12 con), chú Nguyễn Văn Hữu (nuôi 12 con), chú Đoàn Hồng Anh (nuôi 7 con)…

Nhờ có đất sản xuất của gia đình nên các chú bố trí trồng bắp vào những thời điểm phù hợp, do vậy đã chủ động được một phần nguồn thức ăn cho bò, phần còn lại các chú mua nguồn bắp cây từ các hộ trồng bắp trong vùng màu (trung bình 1 công bắp sau khi thu hoạch trái được người chăn nuôi thu mua với giá từ 50.000 – 100.000 đồng). Vì vậy, phần lớn các diện tích trồng bắp này sau khi thu hoạch trái đều được người chăn nuôi đến tận ruộng thu mua bắp cây để về nhà làm thức ăn cho bò.

Về hiệu quả mang lại từ mô hình nuôi bò thịt chú Nguyễn Văn Ửng, một hộ nuôi bò thịt ở xã Mỹ An Hưng A nói: “Hiện nay, chi phí đầu tư mua một con bò giống khoảng 4 triệu đồng, nếu được chăm sóc tốt thì sau khi nuôi khoảng 12 đến 15 tháng là có thể bán được khoảng 10-12 triệu đồng/con. Sau khi trừ chi phí tiền con giống, thức ăn và chăm sóc hàng ngày thì còn lãi được từ 4 – 5 triệu đồng/con”.

Ngoài ra, chú còn cho biết thêm: Trong chăn nuôi bò thịt có ba khâu quan trọng cần được quan tâm là: thứ nhất là cần phải chọn giống bò có tầm vóc lớn để đạt được trọng lượng cao khi bán; thứ hai là cần phải có chuồng trại phù hợp để tránh mưa tạc gió lùa giúp bò mạnh khỏe, ít bị bệnh; thứ ba là cần phải chích ngừa một số bệnh nguy hiểm và có chế độ chăm sóc, cho ăn hàng ngày phù hợp để bò mau lớn. Nếu thực hiện tốt ba khâu như trên thì chăn nuôi sẽ đạt được hiệu quả cao.

Thiết nghĩ, bò thịt dễ nuôi và có thị trường tiêu thụ rộng, bên cạnh đó hiện nay ở địa phương đang có nguồn phụ phẩm cây bắp khá lớn nên đây là điều kiện thuận lợi để phát triển đàn bò thịt trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

 Nỗi buồn ở vựa lúa Nỗi buồn ở vựa lúa

Nghe nhiều cán bộ khuyến nông cơ sở ở Điện Bàn gọi điện nói vụ hè thu 2015 hàng loạt cánh đồng lúa của thị xã này bị tụt giảm sản lượng nên chiều Chủ nhật vừa rồi Tư tôi ra tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Bởi, tại hầu hết địa phương khác trên địa bàn tỉnh, nhà nông đang rất phấn khởi vì lúa được mùa.

14/09/2015
Tăng lợi nhuận trong sản xuất lúa nhờ bón phân hợp lý Tăng lợi nhuận trong sản xuất lúa nhờ bón phân hợp lý

Hôm qua 7.9, tại huyện Thăng Bình, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất lúa khảo nghiệm thuộc đề tài “Xác định liều lượng phân bón hợp lý cho các chân đất lúa chính ở Quảng Nam”.

14/09/2015
Đội mưa tới hội chợ ăn rau củ sạch không cần rửa Đội mưa tới hội chợ ăn rau củ sạch không cần rửa

Cơn mưa chiều 12.9 vẫn không làm giảm đi sức hút của phiên chợ đặc biệt lần đầu tiên tại TP.HCM - “Chợ phiên hàng Việt và nông sản sạch" với sản phẩm nổi bật là những loại rau củ sạch có thể ăn thử ngay tại chỗ.

14/09/2015
Bẫy chuột liên hoàn của ông lão bị liệt 2 chân Bẫy chuột liên hoàn của ông lão bị liệt 2 chân

Sinh ra đã mang trong mình trọng bệnh, bị liệt cả 2 chân, phải ngồi trên xe lăn, nhưng ông Lê Đức Hiền (ngụ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đã làm được những việc mà nhiều người bình thường cũng khó làm được, đó là nghiên cứu ra hàng chục sáng chế khác nhau.

14/09/2015
Đề xuất các cơ chế, chính sách thúc đẩy tiêu thụ nông sản Đề xuất các cơ chế, chính sách thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Tại nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2015 vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu Bộ NNPTNT tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Bộ NNPTNT phải phối hợp với Bộ Công Thương đề xuất các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 

14/09/2015