Xin Sử Dụng Tạm Thời 150 Ha Mặt Nước Vịnh Vũng Rô Để Nuôi Thủy Sản

Ngày 2/11, ông Nguyễn Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa cho biết huyện vừa có tờ trình xin UBND tỉnh Phú Yên cho phép sử dụng tạm thời 150ha mặt nước ở phía đông vịnh Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, đoạn từ bãi Bàng đến bãi Nhãn để sắp xếp 7.229 lồng nuôi trồng thủy sản của 271 hộ dân và 1 doanh nghiệp trong tỉnh đang nuôi thủy sản ở khu vực Vũng Rô.
Việc nuôi thủy sản tạm thời có xây dựng quy chế vùng nuôi, có biện pháp và lộ trình về thời gian để quản lý các hộ nuôi chưa thu hoạch hết sản phẩm; người nuôi cam kết tự di dời lồng khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng mặt nước.
Trước đó, ngày 30/8, Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên có thông báo kết luận của Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Văn Trúc yêu cầu Sở NN-PTNT tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND huyện Đông Hòa và các đơn vị liên quan rà soát số lượng lồng bè nuôi trồng thủy sản tại khu vực Vũng Rô, chốt lại số lượng cụ thể; tạm thời chấp nhận cho các doanh nghiệp và hộ gia đình nuôi thủy sản đến hết vụ nuôi và phải kết thúc trước tháng 10/2013.
Giải thích về vấn đề này, ông Nguyễn Tài nói, dù tỉnh đã chỉ đạo như vậy, nhưng đến nay vẫn còn khoảng 230 tấn hải sản của các hộ dân trong tỉnh nuôi tại đây chưa thu hoạch nên Ban Thường vụ Huyện ủy đã họp bàn và đưa ra phương án xin tỉnh cho sử dụng tạm thời 150ha mặt nước ở phía đông vịnh Vũng Rô để tiếp tục nuôi cho đến khi thu hoạch xong thì các hộ sẽ tự tháo dỡ hoặc di dời lồng bè đi nơi khác.
Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh sau thông tin có thêm những hợp đồng xuất khẩu gạo lớn, cùng dự báo sản lượng toàn cầu sụt giảm do tác động của El Nino.

Giá mía đã tăng cao trở lại từ 20 - 25 % so với vụ trước. Đây là một tin vui với người dân trồng mía sau nhiều năm giá mía nguyên liệu giảm mạnh.

Lần đầu tiên thịt heo đạt chuẩn VietGAP có kênh tiêu thụ riêng, góp phần tạo ra phân khúc thịt an toàn VietGAP mà người tiêu dùng có nhu cầu ngày càng nhiều nhờ bảo đảm vệ sinh thực phẩm. Đó là kết quả của hơn 5 năm thực hiện Dự án Lifsap - nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

Nuôi gà là nghề “xưa như trái đất”, nhưng để kiếm tới hơn nửa tỷ đồng nhờ triết lý cộng sinh trồng bèo hoa dâu và nuôi gà thì ít ai dám tin. Đó là câu chuyện của lão nông Nguyễn Chừ ở thôn Phong Niên, xã Tịnh Phong (Sơn Tịnh).

Với mục tiêu hạn chế ô nhiễm do chất thải từ chăn nuôi những năm qua, Quảng Ngãi đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ ứng dụng công nghệ sinh học vào chăn nuôi nhằm giúp người dân vừa tăng gia sản xuất, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.