Xếp Loại Xuất Sắc Đối Với Đề Tài Khoa Học Trồng Tỏi Lý Sơn Ở Khánh Hòa

Với những kết quả nổi bật như cây tỏi cho năng suất cao, an toàn và sạch bệnh hơn trong khi giảm sử dụng lượng phân bón hóa học… đề tài nghiên cứu xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa - do kỹ sư Trịnh Thị Thùy Linh làm chủ nhiệm đã được Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh xếp loại xuất sắc trong sáng 18/11.
Đề tài đã tiến hành điều tra hiện trạng sản xuất tỏi ở Khánh Hòa, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật, tình hình sinh trưởng phát triển, phòng chống sâu bệnh hại đối với cây tỏi. Qua đó, xây dựng 3 mô hình thử nghiệm trồng tỏi Lý Sơn tại 3 xã Ninh Phước, Ninh Vân và Vạn Hưng với quy mô 2000 m2/mô hình.
Đề tài đã xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển với mật độ trồng hợp lý, sử dụng dầu khoáng sinh học để phòng trừ sâu bệnh thay thế cho thuốc hóa học, kết hợp với sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả. Vì vậy, mô hình thử nghiệm cho năng suất đạt từ 15 - 17 tấn/ha, cao hơn từ 5 - 7 tấn/ha so với cách trồng truyền thống. Nhóm thực hiện cũng đã biên soạn 2000 tập tài liệu ở dạng tờ rơi để phổ biến biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển.
Hội đồng khoa học công nghệ thống nhất với kiến nghị nhân rộng kết quả đề tài trên địa bàn tỉnh, đồng thời đề xuất nhóm thực hiện tiếp tục nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nhiều trang trại chăn nuôi đang lao đao vì thua lỗ, giá sản phẩm liên tục biến động thì vẫn có nhiều trại gà "ăn nên làm ra" với các sản phẩm trứng gà bổ sung dưỡng chất như trứng giàu đạm, vitamin, Omega 3...

Cơn bão số 11 khiến hàng trăm héc ta cao su đang ở giai đoạn thu hoạch đã bị đổ gãy. Bài học về quy hoạch vùng trồng cao su ở đâu cho hiệu quả vẫn gợi nhiều suy ngẫm cho các địa phương.

Trong những năm gần đây, cây mãng cầu Tây Ninh có thương hiệu mãng cầu Bà Đen đã thực sự trở thành cây trồng chủ lực ở địa phương, giúp nhiều hộ dân ở đây vươn lên làm giàu.

Khó khăn lớn nhất của ngư dân trong nhiều năm liền là phải có nguồn vốn đối ứng ban đầu từ 30-40% giá trị con tàu, mới có thể được vay vốn để phục vụ đánh bắt xa bờ.

9 tháng của năm 2013, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu ở An Giang xuất khẩu 128 ngàn tấn, kim ngạch đạt 311 triệu USD, tăng 23,1% về lượng và 6,5% về giá trị so cùng kỳ. Dù xuất khẩu tăng, nguyên liệu thiếu nhưng giá mua cá tra của các nhà máy vẫn tăng không đáng kể.