Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình nuôi cá bán thâm canh ở Chiềng La

Mô hình nuôi cá bán thâm canh ở Chiềng La
Ngày đăng: 14/11/2015

Mô hình nuôi cá trắm cỏ bán thâm canh của bà con xã Chiềng La đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xuất phát từ thực tế đó, huyện Thuận Châu đã đưa các chương trình, dự án vào xã để hỗ trợ, khuyến khích người dân nuôi cá theo mô hình xen canh, bán thâm canh, thâm canh...

Theo đó, mấy năm gần đây, nghề nuôi cá, nhất là nuôi cá trắm cỏ theo mô hình bán thâm canh đã và đang được hình thành, phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao tại xã Chiềng La.

Theo lời giới thiệu của cán bộ chuyên môn huyện, chúng tôi đến thăm hộ gia đình ông Cà Văn Toản, bản Tảư, xã Chiềng La.

Qua câu chuyện được biết trước đây kinh tế gia đình ông Toản gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù cũng từng đào ao nuôi cá nhưng hiệu quả không cao.

Sau khi được cán bộ chuyên môn chuyển giao kỹ thuật, áp dụng mô hình nuôi cá trắm cỏ, gia đình ông đã có thu nhập ổn định, trở thành gia đình sản xuất khinh doanh giỏi của xã.

Đưa chúng tôi ra thăm ao cá rộng gần 600m2, ông Toản nói: Trước đây, trong diện tích ao của gia đình chỉ nuôi khoảng 200 con cá trắm cỏ và các loại cá khác theo hình thức truyền thống, không hề áp dụng biện pháp kỹ thuật nào nên năng suất thấp, kinh phí bỏ ra khoảng 20 triệu thì chỉ thu được khoảng 30 triệu đồng/năm.

Từ khi nuôi cá trắm cỏ theo phương thức bán thâm canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, mua thuốc phòng bệnh cho cá, cho cá ăn theo tỷ lệ thì mật độ cá trong ao lớn hơn trước, công chăm sóc vẫn vậy nhưng thu nhập cao hơn.

Sau 9 tháng, cá trắm đạt trọng lượng 2 - 2,5kg, sản lượng cá tăng gấp đôi, nhân với giá trung bình 110.000 đồng/kg, tổng giá trị thu nhập khoảng 90 triệu đồng, trừ chi phí thu lãi 50 triệu đồng/năm.

Hiện ở xã Chiềng La có 80% số hộ tham gia nuôi cá trắm cỏ theo mô hình bán thâm canh với diện tích gần 10 ha, bình quân mỗi năm sản lượng cá thịt xuất ra thị trường đạt 41 tấn/năm.

Từ mô hình nuôi cá trắm cỏ bán thâm canh ở xã Chiềng La cho thấy có thể nhân rộng ra nhiều cơ sở khác trong huyện.

Bởi trên địa bàn huyện có diện tích nuôi cá khá lớn nhưng chưa khai thác hết tiềm năng.

Các cơ sở có diện tích mặt nước lớn, người dân có truyền thống, kinh nghiệm nuôi cá tập trung ở xã Tông Cọ, Tông Lạnh, Thôm Mòn, Chiềng Ly...

Đánh giá về mô hình nuôi cá ở Chiềng La, ông Tòng Văn Diện, Phó Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cho biết: Qua các đợt chuyển giao, các hộ đã nắm vững được kỹ thuật quản lý chất lượng nước ao, kỹ thuật nuôi cá và trồng cỏ; biết cách kết hợp hài hòa giữa yếu tố kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh, thức ăn và con giống.

Nuôi cá trắm cỏ có thể tận dụng các diện tích bờ ao, bãi hoang để trồng cỏ voi, các sản phẩm nông nghiệp như lá ngô, lá chuối, lá sắn, rau, củ... giúp giảm chi phí.

Chính vì vậy, mô hình nuôi cá trắm cỏ theo cách thức thâm canh hoặc bán thâm canh là một lựa chọn phù hợp với điều kiện nuôi cá tận dụng phụ phẩm nông nghiệp mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thời gian tới, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện sẽ tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, tham quan hội thảo.

Đồng thời, nghiên cứu địa bàn phù hợp để nhân rộng mô hình, giúp người dân khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước ao, hồ; tạo việc làm và đem lại thu nhập ổn định cho người nông dân, góp phần thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá trên địa bàn huyện.

Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi dùng phân bón để gia tăng thức ăn tự nhiên trong ao và bổ sung thức ăn từ bên ngoài như lá sắn, lá ngô, lá chuối, cỏ voi...

Giống được thả nuôi ở mật độ từ 3 - 6 con/m² trong diện tích ao dưới 1.000m2.

Trong quá trình nuôi có kết hợp phòng bệnh cho cá bằng thuốc.


Có thể bạn quan tâm

Ứng Xử Ra Sao Với Vacxin CGC Ứng Xử Ra Sao Với Vacxin CGC

Sau khi NNVN đăng bài “Ứng xử ra sao với vacxin cúm gia cầm” của TS Bùi Quang Anh – nguyên Cục trưởng Thú y, nhiều lãnh đạo, chuyên gia trong ngành Thú y – chăn nuôi đã tiếp tục có ý kiến bày tỏ quan điểm về việc cần “ứng xử” và sử dụng vacxin như thế nào trong hoàn cảnh hiện nay.

01/03/2012
Nuôi Cá Tầm Ở Kon Plông (Kon Tum) Nuôi Cá Tầm Ở Kon Plông (Kon Tum)

Nhiều người dân ở xã Hiếu, huyện Kon Plông (Kon Tum) đang quên thời gian, ăn ngủ cùng với những con cá tầm quý giá. Theo giá thị trường hiện nay, mỗi ký trứng cá tầm giá trên dưới 30 triệu đồng. Và với môi trường thiên nhiên thích hợp, Kon Plông là một trong rất ít nơi ở Việt Nam nuôi được cá tầm thương phẩm

16/08/2011
763 Ha Lúa Bị Nhiễm Rầy Trên Địa Bàn Quãng Ngãi 763 Ha Lúa Bị Nhiễm Rầy Trên Địa Bàn Quãng Ngãi

Hiện nay trên trà lúa vụ Hè thu 2011 đang giai đoạn đòng- trổ bông đang bị rầy nâu- rầy lưng trắng, bệnh chết cây lúa phát sinh gây hại. Theo tổng hợp của Chi cục BVTV tỉnh Quảng Ngãi, diện tích nhiễm rầy cả tỉnh đến nay là 763 ha, mật độ trung bình 750- 1500 con/m2, cục bộ nơi cao 3000- 5000 con/m2, rầy đang tuổi 2-3

20/08/2011
Cá Bống Tượng Chết Hàng Loạt Là Do Bị Ghẻ Cá Bống Tượng Chết Hàng Loạt Là Do Bị Ghẻ

Ngày 13-8, ông Võ Đăng Ký, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu cho biết, qua lấy mẫu xét nghiệm, kết luận nguyên nhân cá bống tượng chết trong thời gian qua là do bị ghẻ gây lở loét trên thân và sưng gan

23/08/2011
Nghêu Con Xuất Hiện Nhiều Trên Bãi Biển Hiệp Thạnh Nghêu Con Xuất Hiện Nhiều Trên Bãi Biển Hiệp Thạnh

Từ tháng 7 đến nay, tại bãi biển Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, nghêu con (nghêu cám) xuất hiện khá nhiều. Chị Phạm Thị Bích Hoa, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi nghêu Hiệp Thạnh cho biết, chỉ mới 1 tháng tập trung khai thác nguồn nghêu con này, tổ hợp tác nuôi nghêu đã thu hoạch trên 80 kg, bán được 180 triệu đồng

06/09/2011