Xây Dựng Vùng Nguyên Liệu Cá Tra Phục Vụ Xuất Khẩu

Đến hết tháng 5-2014, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thả nuôi 2.954 ha, diện tích thu hoạch 1.478 ha, sản lượng thu hoạch hơn 335 nghìn tấn cá tra. Giá cá tra nguyên liệu trong tháng 4-2014 đạt đỉnh điểm với mức 27 nghìn đồng/kg, với mức giá này người nuôi có lãi để tái sản xuất.
Bốn tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt hơn 545 triệu USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, cho đến nay công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch cá tra vẫn còn nhiều bất cập, giá vật tư đầu vào vẫn cao, trong khi giá thành sản phẩm bấp bênh gây khó khăn cho doanh nghiệp và người nuôi; hạn mức cho vay sản xuất cũng mới chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu đầu tư.
Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp đẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch, khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các hộ nuôi nhỏ lẻ; áp dụng chính sách tín dụng đặc thù theo Nghị định 36 để xây dựng các vùng nguyên liệu cá tra phục vụ chế biến xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Đã thành lệ, cứ đến tháng 5, tháng 6, khi vào mùa thu hoạch nghêu, hàng ngàn người dân ở các huyện Bình Đại, Thạnh Phong (Bến Tre) lại rủ nhau đi cào nghêu giống. Tuy nhiên, thay vì được hưởng niềm hạnh phúc thu lợi từ biển, năm nay, nông dân nơi đây phải mang tiếng là “nghêu tặc”.

Người nuôi tôm sú và nuôi nghêu ở các tỉnh ven biển ĐBSCL đang “nháo nhào” vì tôm, nghêu đồng loạt chết do dịch bệnh và diễn biến bất lợi của thời tiết

Hơn nửa tháng nay, nhiều nhà vườn ở các xã Tân Phú, Tiên Thủy, Tiên Long (Châu Thành) và Phú Phụng, Vĩnh Bình, Vĩnh Thành, Sơn Định (Chợ Lách)… vào vụ thu hoạch chôm chôm. Chôm chôm trúng mùa, nhưng mang nhiều vị “đắng”…

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 5-2012 đạt 310.000 tấn, đưa sản lượng nuôi trồng thuỷ sản 5 tháng đầu năm đạt 1.016.000 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2011.

Hiện nay, để tránh tình trạng thiếu nguyên liệu, thu mua cạnh tranh, sản xuất đình trệ, nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn đang ngày càng có xu hướng “tự cấp”.