Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trà olong gặp nạn, dân trồng hoang mang

Trà olong gặp nạn, dân trồng hoang mang
Ngày đăng: 03/10/2015

Khó khăn đầu ra

Do lượng trà khô tồn kho rất nhiều bắt đầu từ tháng 1/2016, Công ty TNHH Fusheng trụ sở tại xã Trạm Hành, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) ngừng thu mua chè tươi với các hộ dân.

Theo Công Fusheng, sở dĩ phải chấm dứt hợp đồng thu mua chè olong trước thời hạn do đang tồn kho khoảng 60 tấn trà thành phẩm nên không thể kéo dài việc thu mua chè nguyên liệu cho các hộ thêm nữa.

Người trồng chè ở các xã Xuân Trường, Trạm Hành TP Đà Lạt đang lo lắng cho đầu ra của loại nông sản này.

Thông báo trên đã khiến 28 hộ tại các xã Trạm Hành, Xuân Trường (TP Đà Lạt), trước đó có hợp đồng cùng cấp chè nguyên liệu cho Công ty Fusheng rơi vào cảnh hoang mang, lo lắng cho số phận sản phẩm của mình rồi đây sẽ ra sao.

Ước tính, trung bình mỗi năm 28 hộ dân này cung cấp khoảng 400 tấn chè olong nguyên liệu cho Công ty Fusheng.

Trong khi đó, trên 40 hộ ký hợp đồng cung cấp chè olong nguyên liệu cho Công ty TNHH Hà Linh tại các xã Trạm Hành, Xuân Trường (Đà Lạt) cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.

Nguyên nhân là do giám đốc công ty này, bà Hà Thúy Linh bị sát hại tại TP Đông Quản, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Hiện công ty cũng chỉ hoạt động cầm chừng để chờ lo tang lễ xong cho bà Hà Thúy Linh sẽ tổ chức sản xuất ổn định trở lại.

Hiện Công ty TNHH Hà Linh đang hoạt động cầm chừng nên trên 40 hộ cung cấp chè nguyên liệu cho công ty này đang gặp khó khăn.

Ông Lâm Quang Khôi, Quản lý xưởng sản xuất Công ty TNHH Hà Linh cho biết, số tiền đang nợ các hộ dân công ty cam kết sẽ được trả đầy đủ. Hiện công ty vẫn có các đơn đặt hàng, chờ khi lo xong tang lễ cho bà Hà Thúy Linh, công ty sẽ hoạt động lại bình thường và cam kết thu mua hết chè cho người dân.

Liên quan đến hoạt động của Công ty TNHH Hà Linh, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo Hội doanh nhân trẻ Lâm Đồng, UBND TP Đà Lạt phối hợp với công ty này tiếp tục duy trì mọi hoạt động của công ty.

Các bên đã thống nhất cử ông Trương Quang Quý, người được bà Hà Thúy Linh thuê tư vấn pháp lý trước đó tạm thời điều hành mọi hoạt động của công ty.

Chè Lâm Đồng “gặp nạn”

Trước đó, vào giữa năm 2015, phía Đài Loan đã trả lại cho nhiều công ty chè ở Lâm Đồng khoảng 80 tấn trà thành phẩm.

Nguyên nhân được nhà chức trách sở tại đưa ra là số chè này vượt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép. Cũng với nguyên nhân trên, từ đầu năm 2015 đến nay, hơn 2.000 tấn chè khác của các doanh nghiệp tại Lâm Đồng hiện đang tồn kho, không thể xuất đi Đài Loan được.

Lượng chè bị trả lại và tồn kho tập trung chủ yếu tại 6 doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến chè tại TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.  

Thông báo ngừng thu mua chè nguyên liệu của Công ty TNHH Fusheng từ tháng 1/2016.

Đến giữa tháng 7/2015, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng thông báo, chính quyền phía Đài Loan (Trung Quốc), nơi tiêu thụ tới 95% sản lượng chè olong của Lâm Đồng vừa có thông báo 100% mẫu loại chè olong xuất vào Đài Loan đến thời điểm này đều đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Ông Nguyễn Văn Sơn, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết, để khắc phục dứt điểm tình trạng trên, sở đã cập nhật danh mục thuốc bảo vệ thực vật đăng ký sử dụng trên chè, bổ sung và thực hiện mô hình khảo nghiệm các chủng loại thuốc bảo vệ thực vật có tiềm năng tốt nhằm thay thế thuốc Fipronil để khuyến cáo cho nông dân sử dụng.

Tổ chức và triển khai cho nông dân cam kết không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Fipronil trên cây chè.


Có thể bạn quan tâm

Kinh Nghiệm Tiêm Sắt Cho Lợn Con Kinh Nghiệm Tiêm Sắt Cho Lợn Con

Nguồn cung cấp sắt cho lợn con giai đoạn này chủ yếu là từ sữa mẹ, trong khi đó sữa mẹ chỉ đáp ứng được 10-30% lượng sắt cơ thể cần, lợn con càng lớn, sự thiếu hụt sắt càng cao, do vậy việc bổ sung sắt cho lợn giai đoạn này rất cần thiết.

13/07/2012
Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Dân Không Mặn Mà Tham Gia Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Dân Không Mặn Mà Tham Gia

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện thí điểm từ ngày 1-7-2011. Tuy nhiên, đến nay sau gần 1 năm thực hiện, các hộ dân vẫn không mặn mà tham gia chính sách này. Nguyên nhân chính thì ngoài lý do chi phí cao, người nông dân còn cho rằng cơ chế thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Sau đây là ghi nhận của nhóm PV Thời sự Kênh truyền hình Nông nghiệp- Nông thôn VTC16 tại Bắc Ninh.

14/04/2012
Khoai Tây… Vỏ Đỏ Khoai Tây… Vỏ Đỏ

Nhiều người dù gắn bó với nông nghiệp vẫn không khỏi bất ngờ khi xem tận mắt, sờ tận tay những củ khoai tây vỏ đỏ, to nần nẫn chừng 3-7 lạng/củ đang được thu hoạch trên cánh đồng của HTX Cấp Tiến (Tiên Lãng, Hải Phòng). Anh Cao Văn Ngọ- chủ ruộng khoai bảo tôi: "Mới chỉ thu lúc khoai chưa xuống hết củ cho các bác tham quan thôi mà đã được trên 1 tấn/sào, nếu để tuần sau dỡ chắc chắn phải được thêm 1 tạ nữa".

13/07/2012
Đến Lượt Cá Bị Phát Hiện 'Dính' Chất Cấm Đến Lượt Cá Bị Phát Hiện 'Dính' Chất Cấm

Chi cục Quản lý chất lượng và nguồn lợi thủy sản TP HCM vừa tìm thấy chất cấm Trifluralin trong một loại cá nước ngọt, bán tại chợ đầu mối Bình Điền. Điều này cho thấy, chất cấm vẫn có thể tồn tại trong thủy sản.

17/04/2012
Trà Vinh: Nuôi Tôm Trái Vụ Ăn... Trái Đắng! Trà Vinh: Nuôi Tôm Trái Vụ Ăn... Trái Đắng!

Dọc con đường từ TX Trà Vinh đi huyện Duyên Hải, rải rác trong các ao tôm cạn queo đang xử lý đáy chờ chính vụ là những ao tôm ngập nước nhưng quạt guồng lặng im tang tóc. Anh Hải, đại lý phân phối trùn quế Tài Lộc tại Trà Vinh, người hướng dẫn chúng tôi đi thăm vùng nuôi tôm Duyên Hải giải thích: Cứ thấy ao nước mà guồng im là biết tôm vừa chết.

13/07/2012