Xây Dựng Vùng Nguyên Liệu Cá Tra Phục Vụ Xuất Khẩu

Đến hết tháng 5-2014, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thả nuôi 2.954 ha, diện tích thu hoạch 1.478 ha, sản lượng thu hoạch hơn 335 nghìn tấn cá tra. Giá cá tra nguyên liệu trong tháng 4-2014 đạt đỉnh điểm với mức 27 nghìn đồng/kg, với mức giá này người nuôi có lãi để tái sản xuất.
Bốn tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt hơn 545 triệu USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, cho đến nay công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch cá tra vẫn còn nhiều bất cập, giá vật tư đầu vào vẫn cao, trong khi giá thành sản phẩm bấp bênh gây khó khăn cho doanh nghiệp và người nuôi; hạn mức cho vay sản xuất cũng mới chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu đầu tư.
Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp đẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch, khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các hộ nuôi nhỏ lẻ; áp dụng chính sách tín dụng đặc thù theo Nghị định 36 để xây dựng các vùng nguyên liệu cá tra phục vụ chế biến xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm 2013 đến nay, tình hình xuất khẩu chung của cả nước gặp nhiều khó khăn, nhưng mặt hàng tôm lại có những bứt phá đầy ấn tượng, với kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.

Thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam chiếm 97% thị trường thế giới nhưng 3 năm nay, giá xuất khẩu bình quân giảm, hàng loạt doanh nghiệp, người nuôi liên tục thua lỗ và phá sản.

Ngành cá tra từng có giai đoạn phát triển mạnh đến khó tin, mỗi hecta có thể đạt cả chục tỷ đồng và đem lại hàng tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Thế nhưng thời “dễ nuôi, dễ ăn” đã nhanh chóng đi qua sau hàng loạt “đợt bão”: giá cá sụt giảm sâu, giá thức ăn tăng, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng…

Trong khi các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đang tìm mọi cách để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải của vật nuôi thì người dân xã Yên Hòa (Yên Mỹ - Hưng Yên) đã và đang áp dụng thành công mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí và hạn chế dịch bệnh, mở ra hướng phát triển chăn nuôi bền vững.

Người dân huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã gây nuôi thành công cá lăng đuôi đỏ, một loại đặc sản của dòng sông Sêrêpôk, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.