Xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao 3.170 ha

Để thực hiện tốt chương trình sản xuất lúa chất lượng cao, huyện Tánh Linh đã chi ngân sách hỗ trợ giá lúa giống xác nhận cho các hộ dân trên 1.962,7 triệu đồng và các ngành chức năng huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội thảo để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến từng hộ dân.
Huyện còn thành lập 3 hợp tác xã, 2 tổ sản xuất lúa giống chất lượng cao và mời gọi 2 doanh nghiệp thực hiện mô hình “liên kết 4 nhà” sản xuất lúa chất lượng cao, tiêu thụ tốt sản phẩm. Đơn cử Công ty TNHH SX TM Đại Nhật Phát đã liên kết với nông dân các xã Đức Phú, Nghị Đức, Bắc Ruộng, Huy Khiêm, Đồng Kho sản xuất 1.046 ha lúa chất lượng cao, doanh nghiệp Sáu Song liên kết các hộ dân xã Đức Tân sản xuất 200 ha lúa chất lượng cao.
Có thể bạn quan tâm

Giá mía liên tục sụt giảm trong thời gian qua khiến cho người trồng mía ở các địa phương vùng ĐBSCL như Hậu Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh… lao đao. Nghiêm trọng hơn tại nhiều địa phương, do mía đã vượt ngưỡng thu hoạch nhiều ngày nhưng không có thương lái tìm mua nên đã trổ cờ, chết khô giữa đồng.

Cục Cảnh sát Môi trường phía Nam vừa phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TPHCM kiểm tra hộ ông Trần Minh Thạch (phường Thới An, quận 12) và hộ ông Võ Quốc Quang (huyện Hóc Môn, TPHCM), phát hiện nhiều cá thể động vật hoang dã (ĐVHD) quý hiếm được nuôi nhốt trái phép gồm: 1 sóc đen, 1 kỳ tôm, 7 gà lôi, 1 cầy gấm cực hiếm và nhiều sản phẩm ĐVHD khác như 27kg thịt gấu, chồn, dúi, heo rừng...

Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết đã nghiên cứu thành công giống lúa mới vụ Xuân 2014, kết quả thu hoạch lúa vụ Xuân đạt hiệu quả rất rõ rệt về chống đổ, khả năng chịu rét, chống nhiễm bệnh và năng suất đạt cao hơn giống lúa truyền thống từ 5-10 tạ/ha.

Những hộ đang trồng cây thầu dầu cho biết: Trong 4 năm đầu, bình quân mỗi ha chỉ cho mức thu nhập 4 - 5 triệu đồng/ha bởi năng suất còn thấp. Từ năm thứ 4 trở đi, cây thầu dầu phát triển mạnh cho năng suất cao và ổn định thì mức thu nhập đạt 35 - 40 triệu đồng/ha (sau khi trừ chi phí). Nếu so với các loại cây trồng khác trên những vùng đất cằn khô nay đưa vào trồng cây thầu dầu thì hiệu quả cao hơn.

Mô hình thí điểm phục hồi, cải tạo vườn hồ tiêu suy yếu ở thôn Phú Ân, xã Hải Thái, huyện Gio Linh (Quảng Trị) sau một năm thực hiện đã cho kết quả tốt. Từ kết quả ban đầu này đã giúp nông dân hiểu rõ các phương cách đầu tư trong trồng tiêu và lợi ích đầu tư thâm canh đưa lại.