Xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao 3.170 ha

Để thực hiện tốt chương trình sản xuất lúa chất lượng cao, huyện Tánh Linh đã chi ngân sách hỗ trợ giá lúa giống xác nhận cho các hộ dân trên 1.962,7 triệu đồng và các ngành chức năng huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội thảo để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến từng hộ dân.
Huyện còn thành lập 3 hợp tác xã, 2 tổ sản xuất lúa giống chất lượng cao và mời gọi 2 doanh nghiệp thực hiện mô hình “liên kết 4 nhà” sản xuất lúa chất lượng cao, tiêu thụ tốt sản phẩm. Đơn cử Công ty TNHH SX TM Đại Nhật Phát đã liên kết với nông dân các xã Đức Phú, Nghị Đức, Bắc Ruộng, Huy Khiêm, Đồng Kho sản xuất 1.046 ha lúa chất lượng cao, doanh nghiệp Sáu Song liên kết các hộ dân xã Đức Tân sản xuất 200 ha lúa chất lượng cao.
Có thể bạn quan tâm

Sở Khoa học và công nghệ (KHCN) vừa tổ chức Hội đồng khoa học nhằm tổng kết, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống bưởi Đường lá cam theo hướng triệt tiêu hạt bằng biện pháp xử lý đột biến, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của giống bưởi đặc sản tỉnh Đồng Nai” do Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ phối hợp với Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt thực hiện.

Viện Sinh học Nhiệt đới (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) là đơn vị chuyển giao công nghệ cho đơn vị chức năng ở địa phương để triển khai dự án xây dựng mô hình nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô và trồng thâm canh chuối già lùn tại Bình Thuận.

Trên địa bàn thị xã Bắc Kạn hiện có khoảng 30ha rừng mỡ bị sâu ong gây hại, tập trung ở các thôn Bản Rạo (xã Xuất Hóa); thôn Nà Ỏi, Bản Bung (xã Dương Quang); Nà Chom, Khau Pút (xã Nông Thượng) và gần đây nhất là ở tổ 18, phường Sông Cầu.

Tại Hội thảo “Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong thời kỳ suy thoái kinh tế” do Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch-Đầu tư) tổ chức vừa qua, các chuyên gia kinh tế đã phân tích, nhận định, dù tỉnh có nhiều lợi thế nhưng cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện nên các doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản.

Hiện tại, không thiếu mô hình doanh nghiệp (DN) liên kết với nông dân trong sản xuất, bao tiêu nông sản. Nhưng trong thực tế, nhiều mô hình liên kết này thiếu tính bền vững. Nông dân sẵn sàng phá vỡ cam kết bán sản phẩm ra ngoài khi giá thị trường cao hơn, DN không thực hiện đúng các cam kết trong bao tiêu khi thị trường bất lợi.