Xây Dựng Vùng Chăn Nuôi An Toàn Tại Nam Định, Thái Bình

Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn để xuất khẩu tại 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình là nhằm phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị góp ý “Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn để xuất khẩu tại tỉnh Nam Định và Thái Bình”. Tham dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định và Thái Bình cùng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ.
Tỉnh Nam Định hiện có đàn lợn hơn 760.000 con, với 138 trang trại và khoảng 10.000 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó có 1 cơ sở chăn nuôi lợn đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trong khi đó, đàn lợn của tỉnh Thái Bình hiện có gần 1,1 triệu con, với 2 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, việc lựa chọn Nam Định và Thái Bình triển khai thí điểm Đề án là dựa vào vị trí địa lý và điều kiện đảm bảo an toàn về dịch lở mồm long móng, dịch tả lợn của các địa phương thời gian qua, đồng thời cũng là nơi thuận lợi về giao thông trong lưu thông và vận chuyển phục vụ xuất khẩu…
Hội nghị tập trung đóng góp ý kiến vào các tiêu chí, khái niệm và giải pháp xây dựng vùng an toàn dịch; vai trò trách nhiệm của các trang trại, kinh tế hộ chăn nuôi khi tham gia Đề án...
Hầu hết đại biểu cho rằng, Đề án nếu được phê duyệt sẽ giúp địa phương nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh trên gia súc, hướng tới thanh toán dịch lở mồm long móng và dịch tả trên lợn, tạo điều kiện thuận lợi về đầu ra tiêu thụ sản phẩm và phục vụ xuất khẩu.
Tuy nhiên, Đề án cần làm rõ quy trình xây dựng, cũng như công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh ở địa phương theo tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi hay tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới; vấn đề phân cấp trong chỉ đạo, triển khai và nguồn kinh phí thực hiện Đề án…
Ông Ninh Văn Hiểu, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Nam Định nêu ý kiến: "Hiện nay, sản lượng thịt lợn của Nam Định thấp hơn Thái Bình khoảng 130.000 tấn/năm. Sản lượng này tiêu thụ trong tỉnh khoảng 70%, còn lại xuất ra các tỉnh ngoài, hoặc có xuất khẩu thì cũng chỉ khoảng 30%. Tôi nghĩ là tên Đề án chưa nên lấy tên xây dựng vùng an toàn dịch tập trung vào 2 loại dịch bệnh dịch tả và lở mồm long móng trên lợn, mà nên đặt tên là Đề án xây dựng cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh để phát triển chăn nuôi bền vững cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu sẽ phù hợp hơn với xu thế phát triển chăn nuôi”.
Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Vũ Văn Tám cho biết: Bộ sẽ tiếp thu và tổng hợp các ý kiến trước khi có Quyết định phê duyệt Đề án, trong đó, Nam Định và Thái Bình sẽ là 2 địa phương triển khai thí điểm khi Đề án được thông qua.
Có thể bạn quan tâm
-6109141.jpg)
Lũ năm 2000 đạt 5,08 m, là đỉnh cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long tính đến nay. Bộ trưởng Nông nghiệp nông thôn Cao Đức Phát trong chuyến khảo sát thực địa tại hai tỉnh An Giang - Đồng Tháp vài ngày trước cũng cho rằng lũ năm nay có thể vượt mức báo động 5, bằng hoặc cao hơn đỉnh lũ 2000

Là thủ phủ của điều và một thời được mệnh danh là cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào bản địa, nhưng vài năm trở lại đây người dân Bình Phước không còn mặn mà với cây điều. Họ đua nhau chặt điều trồng cao su vì giá rớt liên tục, thu không đủ chi.

Sau một thời gian dài cá tra giống sụt giảm, thì hiện đã tăng mạnh trở lại từ 2.000-3.000 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tháng 10.

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

Sau những đợt rét đậm kéo dài khiến nhiều hécta caosu bị chết, Hà Giang quyết định tạm dừng triển khai chương trình trồng loại cây này.