Xây Dựng Và Áp Dụng Tiêu Chuẩn GAP Để Sản Xuất Trái Khóm Chất Lượng Và An Toàn

Nhằm nâng cao chất lượng trái khóm, tiến tới sự ổn định về chất lượng, an toàn thực phẩm theo GAP, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của trái khóm trên thị trường trong và ngoài nước, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam chủ trì thực hiện đề tài "Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn GAP để sản xuất trái khóm chất lượng và an toàn", TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng làm chủ nhiệm.
Đề tài được thực hiện tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) với các mục tiêu: Điều tra, khảo sát các trở ngại chính về mặt kỹ thuật, yêu cầu thị trường, xã hội, tập quán canh tác của nhà vườn hiện nay so với tiêu chuẩn EUREPGAP đối với khóm, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục; tập huấn cho nhà vườn về quy trình sản xuất khóm theo tiêu chuẩn GAP (600 học viên; khoảng 1000 ha trồng khóm); xây dựng mô hình (50 ha, mỗi mô hình có diện tích từ 1-2 ha) sản xuất khóm của nhóm nông dân/tổ sản xuất theo hướng GAP; xây dựng mô hình (2 ha) nhiều nông hộ trồng khóm/nhóm nông dân/tổ sản xuất đạt chứng nhận GAP được chương trình hỗ trợ phương thức, kỹ thuật.
Huyện Tân Phước có đất phèn nên việc trồng các loại cây hoa màu không có hiệu quả kinh tế so với trồng khóm, vì khóm có ưu điểm chịu phèn mà các loại cây ăn quả khác khó có thể thay thế được. Nhóm thực hiện ghi nhận được có 60% hộ có nguồn thu nhập từ khóm là 100%, 38% hộ dân có tỉ lệ thu nhập từ khóm và chăn nuôi là 51- 75%, 2% hộ dân có tỉ lệ thu nhập từ khóm, chăn nuôi và còn là thương lái khóm là 25-50%.
Sau 5 năm thực hiện, đề tài đạt được những kết quả như sau: Đã xây dựng được 01 mô hình nhóm nông dân sản xuất khóm áp dụng VietGAP của HTX Quyết Thắng; 01 mô hình sản xuất khóm của nhóm nông dân/tổ sản xuất đạt chứng nhận VietGAP (với quy mô diện tích 30 ha đạt chứng nhận VietGAP lần 1 vào năm 2009; và đạt chứng nhận VietGAP lần 2 vào năm 2013 với quy mô diện tích 37 ha) của HTX Quyết Thắng; mô hình trồng khóm của nông dân theo GAP, Quy trình sản xuất khóm chất lượng và an toàn (bao gồm quy trình thực hành nông nghiệp tốt trên dứa Queen, Sổ tay chất lượng hợp tác xã áp dụng mô hình sản xuất khóm VietGAP...
Đề tài được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh thống nhất nghiệm thu xếp loại B và giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp huyện ứng dụng và phổ biến cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Tập quán sử dụng các loại phân bón hóa học ở Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng mới có từ khi thành lập các HTX NN lại nay.

Thời tiết thuận lợi, năng suất cao nhưng vụ Hè Thu năm nay người dân lại tiếp tục đối mặt với thua lỗ. Hiện giá lúa gạo ở ĐBSCL tiếp tục sụt giảm, sức tiêu thụ cũng yếu.

Ngày 16-6, tại TP.HCM, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND TP.HCM, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Hải Dương tổ chức “Hội nghị đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều năm 2014 vùng Đông – Tây Nam Bộ” nhằm hỗ trợ tiêu thụ vải thiều tại thị trường trong nước.

Theo ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, đến nay, có hơn 160 hộ nuôi trồng thủy sản tham gia bảo hiểm cho con tôm với tổng diện tích tham gia trên 180ha (gồm 256 hợp đồng). Tổng chi chí bảo hiểm cho con tôm hơn 9,44 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ gần 5,7 tỷ đồng.

Hiện nay, huyện Cái Nước (Cà Mau) có hơn 30.200 ha đất nuôi tôm; trong đó, có gần 1.500 ha nuôi công nghiệp, trên 8.000 ha tôm quảng canh cải tiến. Diện tích trên đòi hỏi lượng tôm giống rất lớn, nhưng toàn huyện chỉ có 17 trại sản xuất tôm sú giống, đáp ứng khoảng 20% nhu cầu của nông dân.