Xây Dựng Thương Hiệu Xoài Và Sầu Riêng Gặp Khó

Huyện Đắc Min, tỉnh Đắc Nông, đang xúc tiến xây dựng thương hiệu các sản phẩm xoài Đắc Ghềnh và sầu riêng Đắc Min.
Huyện Đắc Min, tỉnh Đắc Nông, đang xúc tiến xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa cho các sản phẩm xoài Đắc Ghềnh và sầu riêng Đắc Min. Đây đều là những loại nông sản đặc trưng của địa phương, với chất lượng thơm ngon vượt trội và sản lượng ổn định.
Sản phẩm xoài Đắc Ghềnh được trồng cả chính vụ và trái vụ, trên vùng đất xám pha cát, cho mùi vị rất thơm và ngọt. Với sầu riêng Đắc Min, loại trái cây có tiếng từ lâu ở địa bàn Tây Nguyên.
Huyện Đắc Min đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản này, phấn đấu trong 2 năm tới sẽ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa Xoài Đắc Ghềnh và Sầu riêng Đắc Min.
Ông Lê Văn Điệp, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đắc Min, cho biết, khó khăn là người dân sản xuất theo quy mô hộ gia đình, nên quá trình thực hiện các bước xây dựng thương hiệu, thực hiện các biện pháp sản xuất sạch… gặp những khó khăn nhất định.
Về góc độ quản lý, Nhà nước chỉ có những định hướng. Trong công tác sản xuất, Nhà nước chỉ hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp sạch, tổ chức hướng dẫn, tập huấn khuyến cáo người dân trong việc xây dựng thương hiệu cũng như giữ được thương hiệu trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Chủ đề đang được nông dân quan tâm hiện nay là việc Chính phủ ban hành mức hỗ trợ kinh phí cho nông dân chuyên canh lúa. Những người làm chủ ruộng được ví như “hai lúa” ngày xưa nay đã có tư duy và tầm nhìn mới, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật và giống lúa chất lượng cao vào sản xuất.

Sau khi đi tham quan mô hình nuôi rắn của một người quen ở tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Văn Tài, ở ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau), nhận thấy loài rắn hổ hèo (miền Đông gọi là long thừa) rất dễ nuôi. Do đặc tính lành, không độc nên ông quyết định mua giống về nuôi thử nghiệm, bước đầu cho thấy rất khả quan.

Từ lâu, cây chè đã được các xã miền núi của Hà Nội chọn làm cây trồng chủ lực. Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, kỹ thuật canh tác lạc hậu, phần lớn là các giống chè cũ… nên hiệu quả kinh tế thấp.

Nông dân các huyện trong tỉnh Đồng Nai khốn đốn khi sử dụng giống bắp NK-67 - lai đơn F1 có nguồn gốc từ Indonesia do Công ty Syngenta nhập khẩu và phân phối, có hiện tượng cây phát triển không đều, gây mất năng suất. Riêng tại xã Cẩm Đường (huyện Long Thành), nông dân cũng đang rất lo lắng vì đã lỡ sử dụng hàng trăm kg giống bắp NK-67 gieo trồng cho vụ hè - thu này.

Về Nghi Hương -Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) mùa này nhìn những cánh đồng dưa xanh ngút ngát, chạy dài ven chân những đầm sen, cái oi bức của ngày hè như dịu lại.