Kinh Tế VAC Phát Triển Cả Chiều Rộng Và Chiều Sâu

Được thành lập ngày 1 - 4 -1992, đến nay Hội Làm vườn tỉnh vừa tròn 20 tuổi. Hội ra đời và phát triển đã đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng mong mỏi của những người yêu nghề làm kinh tế vườn (cây ăn quả, cây công nghiệp), nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm (VAC), từng bước trở thành một nhân tố tích cực trong phong trào phát triển kinh tế VAC nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung.
Đến nay, Hội Làm vườn tỉnh đã phát triển thành một tổ chức hội nghề nghiệp từ tỉnh đến cơ sở; đã có 6/7 huyện, thành phố, 95/140 xã phường có tổ chức hội, với hơn 120 chi hội, gần 13.000 hội viên gồm nhiều thành phần nông dân, công nhân, cán bộ đương chức, nghỉ hưu, cựu chiến binh... những người yêu thích nghề, say sưa kinh tế VAC.
Là một tổ chức hội nghề nghiệp, xã hội, một hội kinh tế kỹ thuật, một tổ chức quần chúng tự nguyện rộng rãi từ cơ sở, Hội Làm vườn coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục cho hội viên hiểu biết đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về việc phát triển kinh tế VAC, kinh tế gia đình, kinh tế trang trại, đi liền với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
Hội tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật làm kinh tế VAC cho hội viên và những kiến thức cơ bản về hệ sinh thái VAC; về xây dựng nền nông nghiệp bền vững, sản phẩm nông nghiệp sạch; về sản xuất hàng hóa, tiếp cận thị trường, cách chế biến, bảo quản sản phẩm, mẫu mã, bao bì, maketting, tìm thị trường, giới thiệu chào hàng, xây dựng thương hiệu hàng hóa, tìm đối tác liên doanh, liên kết để tiêu thụ sản phẩm.
Cách lập các dự án vay vốn ngân hàng, xin hỗ trợ của các tổ chức kinh tế phi chính phủ, cách quản lý tổ chức, quản lý lao động, quản lý công việc, quản lý tài chính, tính toán hiệu quả kinh tế đầu tư ngắn hạn, dài hạn để thực hiện các dự án, những kiến thức cơ bản về phát triển kinh tế trang trại.
Tổ chức cho các hội viên đi tham quan trong nước và nước ngoài để trao đổi học tập kinh nghiệm làm kinh tế VAC; cung cấp các tài liệu kỹ thuật, những kiến thức công nghệ mới cho hội viên. Hội đã tích cực tham gia các chương trình kinh tế, xã hội của tỉnh như chương trình cải tạo ao hoang, chuồng trống, vườn tạp thành những cơ sở làm kinh tế VAC có hiệu quả.
Đến nay, đã có hàng nghìn ao hoang, chuồng trống, vườn tạp được cải tạo đưa vào thâm canh nâng cao chất lượng về quy mô làm kinh tế VAC, có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm và có nhiều hộ làm kinh tế VAC giỏi các cấp. Hội đã tập hợp trên 100 hội viên để tổ chức thành lập Câu lạc bộ trang trại của những hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, làm nơi tổ chức sinh hoạt giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm tham quan các mô hình làm kinh tế VAC giỏi trong nước và nước ngoài.
Đây là một câu lạc bộ trang trại được thành lập đầu tiên trong toàn quốc, sau này đã có nhiều thành viên tham gia Câu lạc bộ trang trại Việt Nam.
Hội đã tổ chức phát động phong trào phát triển VAC gắn liền với chương trình xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu chính đáng. Nhiều gia đình nghèo nhờ làm kinh tế VAC đã tận dụng được đất đai, lao động nhàn rỗi, tiền vốn, trí tuệ... cộng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế chính sách, của cộng đồng, của hội đã thoát nghèo, trở thành hộ khá giả.
Phong trào làm kinh tế VAC với Cuộc vận động xây dựng vườn cây ăn quả tình nghĩa, giúp các gia đình chính sách cải thiện cuộc sống... Hội đã giúp đỡ kỹ thuật, cung cấp cây giống, con giống có chất lượng cho trên 100 gia đình chính sách và hộ nghèo. Việc làm tuy nhỏ nhưng thể hiện truyền thống tốt đẹp, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
Hàng năm, hội đã tham gia các chương trình khuyến viên do Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam giao để xây dựng các mô hình trình diễn, ứng dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp bền vững. Hội đã tổ chức đào tạo nghề cho hàng nghìn hội viên, nông dân của tỉnh như: Nghề làm vườn, chăn nuôi, trồng hoa, sinh vật cảnh, nghề nuôi trồng các loại nấm ăn.
Hội đã tham gia VACVINA, xây dựng, hướng dẫn lắp đặt trên 1.000 hầm khí biogas, đây là một dự án đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các hộ chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường, cung cấp năng lượng, chất đốt rẻ tiền, tiện lợi và văn minh trong cuộc sống sinh hoạt gia đình, ngăn chặn nạn chặt phá rừng lấy củi làm chất đốt, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, có nguồn phân sạch để sản xuất rau sạch.
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hội làm vườn tỉnh, thời gian chưa nhiều so với lịch sử lâu đời của nghề làm vườn, nhưng cái được có ý nghĩa mà mọi người dễ nhận thấy là kinh tế VAC ở tỉnh ta đang phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Tất cả các huyện, xã đã thu hút được nhiều hộ, nhiều lao động, nhiều vốn đất đai, vật tư, trí tuệ ở nông thôn, thành phố, thị trấn để làm kinh tế VAC...
Từ đó đã tạo ra một khí thế sôi động, một lớp người mới biết yêu quý đất đai, trí tuệ, sức lao động, say sưa làm việc để làm giàu cho gia đình, làm tăng của cải cho xã hội, đi theo định hướng sản xuất hàng hóa từ kinh tế VAC, tạo nên một nền kinh tế - xã hội bền vững, ổn định, phát triển, đi vào lòng người, gắn bó với mọi gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa chủ trì Hội nghị họp bàn về dự thảo Nghị định một số chính sách phát triển thủy sản tại Đà Nẵng. Tham dự hội nghị có 9 tỉnh, thành phố ven biển cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương. Đặc biệt, tại hội nghị lần này có sự tham gia của các ngư dân nên đã có nhiều ý kiến, đề xuất sát với thực tế.

Thuốc bảo vệ thực vật giả đang tiềm ẩn mối nguy hại lớn mà người nông hiện chưa biết kêu ai, kiện ai trong khi những vườn tiêu của họ lẫn đang chết dần mỗi ngày.

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2014, Thái Lan đã xuất khẩu khoảng 3,82 triệu tấn, tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu từ Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái (TREA).

Lần đầu tiên ngư dân Bình Định bắt đầu tiếp cận với năm bộ câu cá ngừ đại dương của Nhật Bản và được huấn luyện đánh bắt theo cách Nhật.

Theo Sở NNPTNT Kiên Giang, tỉnh tập trung đầu tư phát triển kinh tế thủy sản, phấn đấu 6 tháng cuối năm 2014 đạt tổng sản lượng trên 315.500 tấn (khai thác và nuôi trồng) để cả năm đạt 614.865 tấn; trong đó có 52.000 tấn tôm. Hiện vùng biển Phú Quốc đang vào mùa đánh bắt cá cơm làm nguyên liệu chế biến nước mắm với hơn 3.200 phương tiện đang khai thác.