Xây Dựng Thương Hiệu Nấm Lạng Giang

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng nấm các loại ở huyên Lạng Giang (Bắc Giang) phát triển khá mạnh, trong đó tiêu biểu là 3 mô hình sản xuất nấm tại xã Tân Thanh, Tiên Lục và Nghĩa Hưng.
Đây là 3 mô hình có quy mô từ 400 - 500 m2 và được Nhà nước hỗ trợ nồi hơi công nghiệp để sấy sản phẩm. Trong đó, Tiên Lục là xã có nhiều gia đình sản xuất nấm nhất, với 110 hộ.
Hiện, huyện Lạng Giang đã thành lập Hội Sản xuất và tiêu thụ nấm với gần 300 hội viên tham gia, mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng nghìn tấn nấm thương phẩm, gồm các loại chủ yếu là nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm mỡ... đem lại doanh thu vài trăm triệu đồng cho mỗi hộ sản xuất.
Các địa phương trên đang tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về giá trị của nghề trồng nấm, tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ tham gia sản xuất, đặc biệt là đẩy mạnh việc xúc tiến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nấm của huyện Lạng Giang, nhằm ổn định giá trên thị trường, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất...
Nhiệm vụ trước mắt và cần thiết là xúc tiến đẩy mạnh việc quảng bá để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nấm trong năm nay, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ của sản phẩm vào hệ thống các siêu thị trong và ngoài tỉnh.
Theo chỉ đạo của tỉnh, để ổn định giá nấm trên thị trường, cơ quan chuyên môn cần gắn kết chặt chẽ với bà con nông dân để tạo thành chuỗi sản xuất; vận động DN vào cuộc. Trung tâm Giống Nấm cần chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân, bảo đảm cung cấp đủ nguồn giống cho người sản xuất...
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/xay-dung-thuong-hieu-nam-lang-giang-post136022.html
Có thể bạn quan tâm

Sau những lần thất bại với mô hình nuôi thỏ, anh Huỳnh Chí Công (34 tuổi), ngụ tại xã Phước Vĩnh An, H.Củ Chi, TP.HCM lân la khắp các tỉnh khu vực miền Đông Nam bộ tìm kiếm mô hình chăn nuôi phù hợp với nghề nông của mình. Và mô hình nuôi rắn ráo trâu được anh lựa chọn để phát triển thành trang trại như ngày nay.

Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hơn 4 triệu “dân xứ Nghệ mặt vàng như nghệ” bởi cả tỉnh thiếu lương thực trầm trọng. Ruộng đồng manh mún, cộng với khí hậu thời tiết khắc nghiệt khiến người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất” mà chẳng đủ ăn. Từ trong khốn khó ấy, vụ hè thu ra đời đã trở thành cứu tinh cho cả xứ Nghệ

Ông Phan cho biết, một lần tình cờ lên mạng ông đọc được thông tin có nông dân ở Mỹ trồng được những quả bí ngô khổng lồ mà từ trước đến nay ông chưa bao giờ thấy. Ông tìm cách liên lạc với những người bạn đang sinh sống bên Mỹ nhờ mua bằng được giống bí ngô này đem về Đà Lạt trồng thử

Trước sức ép về đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp đã làm diện tích đất lúa ngày càng bị thu hẹp. Vậy làm gì để giữ ổn định đất trồng lúa? Phóng viên báo Nông Nghiệp Việt Nam đã ghi nhận ý kiến của lãnh đạo ngành nông nghiệp một số địa phương về vấn đề này.

Cuộc họp lần thứ 7 của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng đã vạch ra năm giải pháp chủ yếu được thực hiện trong khoảng thời gian 2012-12 để đảm bảo hiệu quả xuất khẩu gạo như nâng cao chất lượng gạo, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh, kết nối sản xuất và tiêu thụ, đảm bảo quản lý