Xây dựng thương hiệu hướng mở cho cua Năm Căn Cà Mau

Dự báo, thị trường cua thương phẩm sẽ còn sôi động hơn, khi huyện Năm Căn (Cà Mau) đã hoàn thiện các thủ tục chờ Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Công thương công nhận nhãn hiệu tập thể “Cua Năm Căn – Cà Mau”.
Bước đầu, toàn huyện Năm Căn có 20 cơ sở mua bán cua đăng ký tham gia nhãn hiệu.
Đây sẽ là đầu mối quan trọng cùng Hội Thủy sản địa phương kiểm soát, tránh các trường hợp giả mạo.
Trên thị trường hiện nay, cua Năm Căn thường có giá cao hơn các vùng khác từ 20.000 đến 30.000 đồng/kg.
Vì vậy, nhiều thương lái thường thu gom cua ở nơi khác về trộn lẫn vào để bán, đem lại lợi nhuận cao hơn.
Tham gia nhãn hiệu Cua Năm Căn – Cà Mau, cơ sở kinh doanh sẽ được ngành chức năng đảm bảo mặt hàng và được giới thiệu thị trường tiêu thụ.
Tuy nhiên, nhiều cơ sở mua bán vẫn chưa hiểu hết về nhãn hiệu đặc sản địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Cà phê già cỗi, năng suất thấp, đời sống người dân khó khăn nhưng mong ước tái canh cà phê chưa biết đến bao giờ mới thực hiện được.

Vụ Đông Xuân năm nay, huyện Châu Thành (Tây Ninh) xuống giống được 760 ha thuốc lá vàng, tập trung nhiều ở các xã Hảo Đước, Long Vĩnh và Ninh Điền.

Chuyện anh Nguyễn Ngọc Luân lấy bằng tiến sĩ lọc dầu ở Cộng hòa liên bang Đức và từ bỏ các công việc hấp dẫn về làm nông nghiệp một huyện thuần nông vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đồng Nai đã làm nhiều người hết sức ngạc nhiên. Nhưng đối với anh, việc giúp nông dân làm giàu ngay trên mảnh đất của họ là ước mơ đã được ấp ủ bấy lâu nay.

Nhiều công ty bán giống mắc ca lên tới vài trăm nghìn/cây là quá đắt so với giá thực tế của loại cây này. Việc phát triển quá nhanh diện tích cây mắc ca, cũng như thiếu kiểm soát trong công tác quản lý giống khiến nhiều hộ dân mua phải giống kém chất lượng.
Thời gian qua, Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Dasco đã liên kết với Viện Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Cần Thơ triển khai dự án phát triển công nghệ trồng nấm sạch gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ ở Đồng Tháp.