Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Thương Hiệu Gạo Sạch Cát Tiên

Xây Dựng Thương Hiệu Gạo Sạch Cát Tiên
Ngày đăng: 12/02/2014

Nói đến nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng, người ta thường nghĩ đến cà phê, trà, dâu tằm… Thế nhưng, “Lúa gạo Cát Tiên” là sản phẩm nông nghiệp thứ năm của tỉnh Lâm Đồng được cấp giấy chứng nhận thương hiệu.

Ông Ngô Xuân Hiển – Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên - cho biết, nước và phù sa của sông Đồng Nai đã tưới và bồi đắp cho cánh đồng Cát Tiên có được hạt lúa mang hương vị đặc biệt và được xem là cây trồng chủ lực của huyện.

Để phát triển thương hiệu “Lúa gạo Cát Tiên”, thời gian qua, huyện đã tập trung khảo nghiệm, chọn lọc các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương để ứng dụng vào sản xuất. Đồng thời, phát triển các mô hình hợp tác xã sản xuất lúa giống nhằm chủ động nguồn giống chất lượng cao để phục vụ cho sản xuất, tổ chức liên kết với các công ty giống để sản xuất và tiêu thụ lúa giống.

Bên cạnh đó, việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu “Gạo sạch Cát Tiên” đã được huyện thực hiện và chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn có đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh lúa, gạo để cấp thương hiệu cho sản phẩm “Gạo sạch Cát Tiên”, “Lúa giống Cát Tiên”. Đến nay, việc cung ứng sản phẩm của Cát Tiên ra thị trường đã từng bước tạo được vị thế. Năm 2013 vừa qua, lần đầu tiên Cát Tiên đã đưa ra thị trường ngoài tỉnh 2.000 tấn gạo hàng hóa mang thương hiệu "Lúa gạo Cát Tiên".

Theo kế hoạch, Cát Tiên sẽ nâng diện tích lúa canh tác 3 vụ từ gần 1.000 ha hiện nay lên 1.700 ha, năng suất bình quân từ 50 tạ lên 58 tạ/ha/vụ vào năm 2020. Đặc biệt, huyện phấn đấu xây dựng được vùng lúa chất lượng cao khoảng 1.500 ha để đưa nhãn hiệu "Lúa gạo Cát Tiên" hiện nay thành thương hiệu "Lúa gạo Cát Tiên" vào năm 2020.

Không những thế, Cát Tiên còn xây dựng các “cánh đồng mẫu” sản xuất lúa chất lượng cao theo quy trình VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng giá trị sản xuất, hướng tới được công nhận vùng sản xuất và sản phẩm lúa chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn an toàn.

Theo ông Nguyễn Văn Thịnh - Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Phước Cát, từ khi thực hiện mô hình HTX, người dân chủ động những sản phẩm do mình làm ra với hiệu quả cao hơn, tinh thần tập thể được nâng cao, quan trọng hơn là đảm bảo sản phẩm của bà con nông dân có đầu ra ổn định.

Vừa qua, HTX đã ký kết với Công ty CP lựa chọn xanh tại TP.HCM thực hiện phân phối độc quyền gạo Cát Tiên. Ngoài ra, HTX Cát Thịnh cũng đã xây dựng Nhà máy xay xát lớn nhất huyện và đã được UBND huyện cấp quyền sử dụng nhãn hiệu "Lúa gạo Cát Tiên".

Trong Chương trình đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2011-2015, huyện Cát Tiên đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 sẽ hoàn thành các chỉ tiêu: Trên 12% diện tích đất canh tác nông nghiệp được sản xuất theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.

Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Có 1 đến 2 sản phẩm nông nghiệp được cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng.


Có thể bạn quan tâm

Nhân Giống “Cá Tiến Vua” Để Xóa Nghèo Ở Quang Bình Nhân Giống “Cá Tiến Vua” Để Xóa Nghèo Ở Quang Bình

Nước ta có rất nhiều loài cá quý hiếm và nhiều loài đã trở thành truyền thuyết, được gán cho những mỹ danh, hư cấu thành huyền thoại. Thật may mắn, khi tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu của Tổ quốc cũng có những loài cá huyền thoại đó và được dân gian ví von là “Ngũ quý hà thủy”, gồm: Cá Anh vũ, Dầm xanh, Lăng, Chiên và cá Bỗng.

31/07/2013
Hiệu Quả Từ Sản Xuất Nông Lâm Kết Hợp Hiệu Quả Từ Sản Xuất Nông Lâm Kết Hợp

Gia đình ông Đỗ Ngọc Tuyên, ở thôn Đắk Lập, xã Đắk D’rồ (Krông Nô) hiện có hơn 30 ha, trong đó hơn một nửa diện tích là đất đồi. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này là đất bạc màu nên gia đình ông chỉ trồng mì, ngô nhưng năng suất thấp.

31/07/2013
Trồng Mía Xen Lạc Sử Dụng Nilon Tự Hủy Trồng Mía Xen Lạc Sử Dụng Nilon Tự Hủy

Trong mấy năm gần đây phương pháp trồng mía xen đậu tương hoặc lạc có che phủ nilon tự hủy của Trường ĐHNN1 Hà Nội đã được bà con nông dân áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng trồng mía nguyên liệu vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Hoà Bình, Tuyên Quang v.v...cho hiệu quả cao.

31/07/2013
Quy Trình Nuôi Tôm Công Nghiệp Khép Kín Quy Trình Nuôi Tôm Công Nghiệp Khép Kín

Sau một thời gian dài đối mặt triền miên với dịch bệnh, hàng loạt đầm tôm công nghiệp của người dân trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) bỏ trống. Thế nhưng, những tháng gần đây nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho nông dân mà còn cho nền kinh tế của huyện.

01/08/2013
Chiêm Ngưỡng Bụi Củ Mì Khổng Lồ Chiêm Ngưỡng Bụi Củ Mì Khổng Lồ

Những ngày qua, nhiều người dân hiếu kỳ kéo đến chùa Phước Thạnh - Cây Dương (ấp Phước Thuận, xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng - Tây Ninh) để chiêm ngưỡng bụi củ mì khổng lồ nặng trên 90kg, trong đó củ to nhất có chiều dài khoảng 1m, nặng gần 12kg.

01/08/2013