Xây Dựng Thương Hiệu Cho Trái Ổi Bình Lộc

Ổi xá lị Bình Lộc (TX. Long Khánh) nổi tiếng nhờ chất lượng thơm ngon, giòn ngọt do không sử dụng chất kích thích, trái chín tự nhiên theo cách chăm sóc truyền thống của nông dân miệt vườn. Việc chăm sóc, phân bón, tưới nước, xử lý sâu rầy, diệt ruồi vàng cũng rất đơn giản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian.
Cây ổi xá lị được trồng ở đất sỏi cơm Bình Lộc do nông dân tự lai tạo rồi nhân giống lan truyền khắp vùng. Cũng có người nói nguồn gốc ổi này từ Thái Lan, nhưng theo ông Tư Việt, lão nông tri điền ở ấp 4, xã Bình Lộc có nhiều năm là nông dân sản xuất giỏi, cho biết: "Đây là giống ổi ở địa phương, khác xa với ổi Thái Lan vì ổi Thái Lan xốp và ít hạt (có khi không hạt), còn ổi Bình Lộc hạt nhiều hơn, giòn hơn. Trước đây, mỗi nhà trồng một vài cây cho lũ trẻ ăn chơi, lâu dần trái ổi Bình Lộc xuất hiện ngoài chợ, người tiêu dùng bắt đầu để ý tới, từ đó cây ổi Bình Lộc phất lên".
Cũng theo ông Tư Việt, nhân giống ổi rất đơn giản, chỉ cần chọn nhánh ổi khỏe, thân to độ bằng ngón tay út, khoét vỏ sâu 2-3cm, lột vỏ, bó đất có phân bón rồi bịt kín bằng ny-lông, độ một tháng sau thân cho rễ, có thể cắt cành đem trồng. Cách nhân giống như thế này, như ông Tư Việt nói : "Đảm bảo cây sống 100%, chất lượng trái cũng không kém dòng đầu. Như vậy, từ một cây ổi ta có thể nhân rộng ra cả hecta vườn, mà không cần phải mua giống từ nơi khác".
Lần theo quá trình chăm sóc cây ổi trong vườn nhà lão nông Tư Việt, chúng tôi nhận thấy không mấy khó khăn, vất vả. Cây con khi trồng khoảng đầu mùa mưa (độ tháng 3, 4 âm lịch), khi cây bén rễ là cùng lúc đã ra trái rồi. Theo kinh nghiệm nhà nông, đó là loại trái bói, không cần thiết để lại mà nên cắt bỏ hết trái non để nuôi cây cho khỏe; đến lứa trái sau có thể để lại ít trái để chăm sóc. Trái ổi khi lớn độ bằng ngón chân cái phải được bọc bằng bọc ny-lông để tránh ruồi vàng xâm nhập, trong bọc ny-lông trái ổi non được đặt dưới một lớp giấy báo để tránh bị rám nắng. Trong suốt thời gian dài hơn 2 tháng, trái ổi nằm kín trong bọc đến khi trưởng thành cho thu hoạch.
Như vậy, từ khi kết trái, bọc ny-lông đến khi thu hoạch phải mất thời gian khoảng 100 ngày, nhưng do ổi ra trái quanh năm nên hàng tuần vườn nào cũng có ổi thu hoạch. Chính vì thế, cây ổi được xem là cây giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân ở Bình Lộc.
Tuy nhiên, để đảm bảo đầu ra cho trái ổi Bình Lộc một cách ổn định, cần phải có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các ngành chức năng vận động các hộ trồng ổi tham gia vào tổ hợp tác sản xuất, tiến tới hình thành hợp tác xã để xây dựng thương hiệu ổi Bình Lộc. Việc làm ăn tập thể sẽ giúp cho các nhà vườn Bình Lộc có cùng một quy trình kỹ thuật sản xuất, đảm bảo trái ổi chất lượng ngon và an toàn
Có thể bạn quan tâm

Tại Phước Thuận, xã trồng nho nhiều nhất huyện với tổng diện tích 163 ha, người trồng nho Tết nơi đây cũng đang háo hức mong chờ ngày thu hoạch. Anh Nguyễn Đức Thuận, ở thôn Hiệp Hoà trồng 1,5 sào nho xanh, dự kiến nửa tháng nữa sẽ thu hoạch để bán đúng vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.

Tại huyện Năm Căn, Cái Nước và Phú Tân, năng suất tôm nuôi đạt hơn 400 kg/ha/vụ nuôi. Tại huyện Trần Văn Thời, U Minh, TP Cà Mau, năng suất đạt hơn 350 kg/ha/vụ nuôi. Tại huyện Thới Bình và Ðầm Dơi đang thả nuôi, chưa có kết quả cụ thể, tôm nuôi đang phát triển tốt.

Trong tháng do giá cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng nên người nuôi rất phấn khởi. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, giá thành sản xuất cá tra dao động từ 22.000 - 23.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí, người nuôi có lãi từ 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Chiều tối 31.1, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (thuộc Sở NN&PTNT) đã thả con rùa biển dài 50cm, ngang 30cm và cân nặng khoảng 5kg, do hai bà Nguyễn Thị Điền (55 tuổi) và Phan Thị Lâm (52 tuổi, cùng ở phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; hành nghề thu mua hải sản tại Cảng cá Quy Nhơn) bàn giao về vùng biển Quy Nhơn.

Bệnh tiên mao trùng khiến trâu bị thiếu máu, suy nhược, giảm sức sản xuất, giảm hoặc mất khả năng sinh sản, mắc bệnh nặng rất dễ chết. Việc nghiên cứu cách phòng trị bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu là một giải pháp khả quan giúp người nông dân biết cách phòng và chữa bệnh cho đàn trâu.