Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Thành Công Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Vụ Thu Đông Trên Cát

Xây Dựng Thành Công Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Vụ Thu Đông Trên Cát
Ngày đăng: 15/03/2014

Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi có khả năng thích ứng môi trường rộng và nhanh lớn, được nuôi bán thâm canh ở Hà Tĩnh; tôm phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm trong nuôi tôm vụ thu đông, thời tiết khắc nghiệt (mưa lũ thường xuyên, rét đậm, rét hại kéo dài..), ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của tôm, vì vậy người dân Hà Tĩnh chỉ có thể nuôi tôm thẻ chân trắng 1-2 vụ/năm.

Từ những thực trạng đó, Hà Tĩnh đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng vụ thu - đông trên vùng cát tại Hà Tĩnh” thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011- 2015”, do Công ty Cổ phần Báo Sơn chủ trì thực hiện.

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Dự án đã tiếp nhận được 4 quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt vụ thu đông từ Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III như: Kỹ thuật cải tạo ao, chọn và thả giống, quy trình chăm sóc và quản lý, phòng trừ dịch bệnh và thu hoạch. Thành công mô hình triển khai, với 3ha nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm trên ao cát vụ thu đông của năm 2011 và 2012 đạt năng suất 15tấn/ha vượt chỉ tiêu đề ra 12 tấn/ha, lợi nhuận trên 1,2 tỷ đồng/ha.

Vừa qua, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành cấp tỉnh đánh giá nghiệm thu dự án đã hoàn thành các mục tiêu, nội dung đã đề ra. Với quy mô 3ha của dự án đến nay đã nhân rộng gần 450 ha nuôi tôm vụ thu đông bằng ao lót bạt thu lãi 3-4 tỷ đồng/ha/năm.

Dự án đã xây dựng được quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng vụ thu đông trên vùng cát đạt hiệu quả kinh tế cao, vì vậy khả năng triển khai nhân rộng vào thực tế sản xuất rất lớn, góp phần giúp nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nuôi tôm thu đông trên ao cát lót bạt, chuyển thời vụ nuôi tôm từ 1 vụ/năm lên nuôi 2- 3 vụ/năm, nâng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.

Hiệu quả của dự án không chỉ giúp người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất mà còn “đánh thức” tiềm năng lợi thế của từng vùng, miền; giúp người nông dân "né tránh" những bất thuận của thời tiết, góp phần xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng cho người dân.

Hà Tĩnh có 137 km bờ biển, có 6/12 huyện, thành phố tiếp giáp biển. Có 56/262 xã, phường, thị trấn trong tỉnh có 7.261 ha có khả năng phát triển NTTS mặn, lợ, nhất là nuôi tôm trên cát cho hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Thế mạnh của rau quả trái vụ Thế mạnh của rau quả trái vụ

Thay vì sản xuất kiểu “mùa nào thứ ấy”, hiện nay nông dân nhiều nơi đã áp dụng thành công kỹ thuật tạo ra sản phẩm rau quả trái vụ, góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

27/09/2015
Màu xanh trên vùng đất mặn Màu xanh trên vùng đất mặn

Một người trồng hiệu quả rồi đến hai người, ba người… và giờ đây là nhà nhà cùng trồng rau màu, cây ăn trái. Vùng đất mặn ven biển thuộc ấp Đất Mới, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau giờ đã thật sự cho quả ngọt.

27/09/2015
Mô hình trồng rau theo công nghệ kết hợp tăng năng suất, giảm công chăm sóc Mô hình trồng rau theo công nghệ kết hợp tăng năng suất, giảm công chăm sóc

Từ tháng 7-2014, Sở KH-CN đưa dự án “Xây dựng mô hình khảo nghiệm trồng hành lá và rau kết hợp phân bón khoáng chất Nano của Đức, hệ thống lưới ngăn côn trùng nguy hại và công nghệ tưới nhỏ giọt Israel theo hướng VietGap” vào ứng dụng thực tiễn.

27/09/2015
Khai thác tiềm năng xuất khẩu trứng vịt muối Khai thác tiềm năng xuất khẩu trứng vịt muối

Trứng vịt muối của Việt Nam đang được đánh giá có hương vị rất riêng và đang dần thu hút người tiêu dùng quốc tế.

27/09/2015
Khi nông dân thực hành chăn nuôi tốt Khi nông dân thực hành chăn nuôi tốt

Nông dân Lâm Đồng đã và đang thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) với các hợp phần hỗ trợ vốn, kỹ thuật, chuỗi liên kết tiêu thụ của Dự án Cạnh tranh Ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP), mang lại những hiệu quả tích cực về phát triển kinh tế hộ gia đình và bảo vệ môi trường.

27/09/2015