Xây dựng nông thôn mới ở Quảng Nam Đại Minh ngày càng đại thắng

Ông Phan Năm – Chủ tịch UBND xã Đại Minh hồ hởi cho biết: Trên đường đi đến đây, chắc các anh đã thấy rõ, hầu hết đường làng, ngõ xóm ở Đại Minh rất sạch sẽ, gần như không có rác thải.
Ban đêm đèn đường thắp sáng trưng.
Thôn nghèo nhất xã là Quảng Huệ cũng “thay da đổi thịt” nhanh chóng.
Trước đây, tỷ lệ hộ nghèo ở Quảng Huệ rất cao, đường sá lầy lội quanh năm, giờ thì đi đến đâu cũng thấy đường bê tông phẳng lì, nhà cửa khang trang, thôn cũng chỉ còn vài hộ nghèo.
Đường về Đại Minh không còn lầy lội như trước, thay vào đó là những con đường bê tông phẳng lỳ, sạch bóng.
Trong gần 5 năm qua, Đại Minh đã huy động đầu tư 28 tỷ đồng cho xây dựng NTM, trong đó chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn.
Nhờ đó, đường trục xã, liên xã đã được bê tông hóa 100% (17,712km), đường thôn xóm cũng được đầu tư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong vùng.
Theo ông Phan Năm, Đại Minh không phải là xã điểm xây dựng NTM.
Lúc mới triển khai, Đại Minh chỉ đạt 5-6 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người hơn 17 triệu đồng/người/năm; hộ nghèo còn trên 10%.
Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai xây dựng NTM, xã đã cơ bản đạt chuẩn 19/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đạt trên 23,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,95%...
Dự kiến cuối năm nay, Đại Minh sẽ được công nhận là xã đạt chuẩn NTM.
Đáng chú ý là hầu như mọi lĩnh vực kinh tế, Đại Minh đều có nét mới.
Như ở lĩnh vực nông nghiệp, HTX ở đây đã định hướng cho nông dân làm chuyên canh lúa giống để có thu nhập cao gấp rưỡi, gấp đôi trồng lúa ăn bình thường.
Được biết, từ một vài ha ban đầu, hiện nay, nông dân Đại Minh đã có cánh đồng chuyên canh lúa giống, mỗi năm sản xuất đến 160ha.
Bên cạnh cây lúa, bà con cũng triển khai những vùng chuyên canh cây màu hiệu quả khác, trong đó cây đậu xanh chiếm 60 ha/năm.
Ước tính, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân ở Đại Minh đạt trên 126 tỷ đồng/năm.
Ông Trương Văn Hải - Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Đại Minh, cho biết: “Ngoài việc phát triển sản xuất lúa giống, cây hoa màu cũng là một thế mạnh của xã.
Bên cạnh đó, vùng Đại Minh là bãi bồi nên đất đai rất màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây thuốc lá, ớt, ngô… Để tăng hiệu quả sản xuất, địa phương đang liên kết với doanh nghiệp trồng 60ha cây đậu xanh, với 420 hộ tham gia, năng suất đậu xanh bình quân 1 tấn/ha...”.
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Năm cho biết thêm, thời gian qua Đại Minh cũng luôn khuyến khích nhân dân phát triển thương mại, dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Đại Minh là khu vực trung tâm của các xã vùng B Đại Lộc nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh lĩnh vực thương mại, dịch vụ của xã.
Hiện nay, thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng gần 40% trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Bên cạnh đó, Đại Minh đã quy hoạch được khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phục hồi được nhiều ngành nghề truyền thống, như nghề làm trống Đông Yên, mây tre, bánh tráng… Những bước đi này đã và đang góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, giúp chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Nhắc đến nghề nuôi rắn hầu như ai cũng nhớ ngay đến Làng nghề nuôi và chế biến rắn Tứ Xã huyện Lâm Thao và Làng nghề nuôi và chế biến rắn Khuôn Dậu xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, bởi đến nay toàn tỉnh Phú Thọ mới có 2 làng nghề có sản phẩm độc đáo này.

Ngày 4/7, Hội Nông dân Hà Nội tiến hành giải ngân dự án chăn nuôi bò sữa cho 24 hội viên, nông dân xã Minh Châu, huyện Ba Vì vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân với lãi suất là 0,7%/tháng, thời hạn vay 36 tháng với tổng số tiền là 800 triệu đồng.

Trong những ngày gần đây, thời tiết liên tiếp nắng nóng 35 - 40 độ C khiến cho nhiều hộ dân trong tỉnh Bắc Giang phải xoay sở chống nóng để bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi và cây trồng.

Việc phát triển chăn nuôi bò sữa phải được các cơ quan chức năng quản lý, kiểm soát trên cơ sở phát triển có quy hoạch, có kế hoạch gắn với nhu cầu chế biến của các công ty chế biến sữa. Người mới phát triển chăn nuôi bò sữa phải được đào tạo, huấn luyện nhằm sản xuất sản phẩm sữa đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, hiệu quả và bền vững.

Ở thôn Vân Tiền, xã Quảng Lưu (Quảng Trạch - Quảng Bình) cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Bá (SN 1960) được mọi người nhắc đến như một tấm gương điển hình dám nghĩ, dám làm vươn lên làm giàu trên vùng đất khó. Với mô hình lò ấp trứng gà, mỗi năm ông Bá thu về lợi nhuận từ 400 - 500 triệu đồng...