Xây dựng nông thôn mới người dân, doanh nghiệp góp vốn hơn 50%

Trong số 14 công trình trường lớp được xây dựng từ nguồn vốn NTM, có những ngôi trường hiện đại thuộc loại nhất, nhì thành phố, như công trình Trường Mầm non Hướng Dương (xã Nhơn Đức) với quy mô hơn 40 phòng học, phòng chức năng, tổng vốn đầu tư hơn 70 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thanh Thủy - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, những năm trước, trẻ đến tuổi ra lớp đều phải học nhờ xã khác vì cơ sở vật chất của Trường Mầm non Hướng Dương khá ọp ẹp.
Nhờ Chương trình NTM, trường đã được xây dựng lại với quy mô khang trang hơn, có thể đáp ứng hơn 400 chỗ học cho trẻ.
Đặc biệt, trường cũng là điểm mầm non được huyện giao thí điểm nhận trẻ từ 6 tháng tuổi trong năm học này.
Bên cạnh việc đầu tư cho giáo dục, các công trình hạ tầng thiết yếu khác như điện, nước, trạm y tế, bệnh viện… cũng được huyện Nhà Bè xây dựng, nâng cấp khang trang hơn.
Theo ông Lê Minh Trí - Chủ tịch UBND xã Phước Kiểng, hiện tốc độ đô thị hóa của xã rất nhanh.
Dự kiến đến năm 2020, tỷ trọng ngành nông nghiệp của xã sẽ chỉ còn khoảng 1%.
Ông Nguyễn Văn Lưu - Bí thư Huyện ủy Nhà Bè cho biết: “Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện là huy động tốt sức dân, cộng đồng xã hội cùng tham gia.
Trong tổng nguồn vốn xây dựng NTM hơn 2.312 tỷ đồng, vốn huy động từ nhân dân, doanh nghiệp... chiếm hơn 50%.
Nhà Bè cũng đã được công nhận là huyện NTM”.
Cũng theo ông Lưu, định hướng phát triển đến năm 2020 của huyện Nhà Bè là phát triển thành đô thị thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Thời gian tới, tỷ trọng ngành nông nghiệp sẽ chỉ còn khoảng 3%, do đó huyện sẽ ưu tiên đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao với những mô hình làm ăn hiệu quả như nuôi cá sấu, chim yến, tôm, cua, trồng lan...
Có thể bạn quan tâm

Đơn cử như Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ủy thác vốn vay và Quỹ hỗ trợ nông dân cho 45 cán bộ hội nông dân của các huyện, thị xã; đồng thời, kiểm tra công tác nhận ủy thác của các cơ sở hội và tổ tiết kiệm vay vốn.

Huyện Đắk Song hiện có gần 5.700 ha hồ tiêu, sản lượng vụ 2014 - 2015 ước đạt 7.430 tấn. Hồ tiêu là cây trồng chủ lực của địa phương và nhiều hộ dân đã phát triển kinh tế khá, giàu nhờ cây trồng này. Chính vì thế, việc phát triển cây hồ tiêu bền vững để đưa kinh tế của địa phương phát triển là điều mà chính quyền huyện Đắk Song đã và đang triển khai mạnh mẽ.

Ngành nghề nông thôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhất là với tỉnh ta trên 83% dân số sống bằng nghề nông. Càng ý nghĩa hơn khi cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đang nỗ lực xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa ngành nghề để giải quyết việc làm, tăng thu nhập.

Gắn bó quá nửa đời người với mảnh đất xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên). Trong 40 năm có lẻ ấy, ông Nguyễn Văn Biền, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Giống nông nghiệp Trường Hương đã chứng kiến bao mùa lúa chín. Với người nông dân xã ông, việc cày sâu, cuốc bẫm thì có thừa, nhưng để thử nghiệm một giống cây trồng mới thì họ còn e dè lắm. Bởi vậy, ông đã tự tìm tòi để đưa giống lúa Hương Việt 3 về với nông dân Thanh Hưng.

Là một nông dân ở tỉnh Thái Bình, chị Tươi kết duyên với anh Lù ở Tuyên Quang nhưng quê gốc xã Tả Nhìu (Xín Mần). Cuộc sống khó khăn, 2 năm trở lại đây, chị Tươi cùng chồng quyết định về quê hương Xín Mần tìm cách làm ăn, phát triển kinh tế. Ban đầu anh chị làm công nhân cho Công ty VinaFood nằm trên địa bàn huyện, chuyên thực hiện các dự án, mô hình trồng rau, nấm...