Xây Dựng Nhãn Hiệu Vải Chín Sớm Phương Nam

So với giống vải ở nhiều nơi khác, vải chín sớm Phương Nam (TP Uông Bí - Quảng Ninh) có ưu thế hơn hẳn: Quả to, vỏ mỏng, gai thưa và ngắn, nhiều nước, vị ngọt hơi chua, mùi thơm, thường chín sớm hơn vải tu hú (mùa quả gắn với sự trở về của loài chim tu hú di cư) từ 7-10 ngày và vải thiều Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) từ 30-40 ngày.
Thế nhưng, có thời kỳ, do chưa được xây dựng nhãn hiệu mà người nông dân phải... “mượn” tên của các loại vải khác để tiêu thụ.
Theo bà con ở phường Phương Nam, giống vải chín sớm được trồng ở đây từ năm 1966. Loại cây này chỉ đạt chất lượng cao nhất khi được trồng tại các thôn Phong Thái, Cẩm Hồng, Đá Bạc, Hồng Hà, Hồng Hải, Bạch Đằng và Hiệp Thạch. Đây là vùng bãi triều dọc 2 bên bờ sông Đá Bạc, đất phèn chua, tầng đất canh tác từ 50-60cm.
Nhiều người đã từng di thực giống cây này đến trồng tại các xã, phường khác thì đặc điểm chín sớm của giống vải này chỉ duy trì được 1-2 năm đầu và chất lượng quả bị suy giảm; quả nhiều gai, gai nhọn, chua và chín muộn hơn.
Hiện cả phường trồng khoảng 280ha loại vải này, trong đó, 245ha đang cho quả. Tuy nhiên, chất lượng quả cũng không đồng đều do sự khác nhau về phương thức canh tác; nhiều người chưa có ý thức trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm cây trồng. Thêm nữa, hầu hết sản phẩm vải chín sớm Phương Nam được bán tại vườn cho các thương lái từ Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh...
Do hoạt động thương mại này diễn ra tự phát, không có tổ chức, nên người trồng thường bị ép giá, giá bán chênh lệch từ 23.000-30.000 đồng/kg.
Nhằm phát triển bền vững, nâng cao uy tín sản phẩm vải chín sớm trên thị trường, UBND tỉnh đã phê duyệt Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển Nhãn hiệu tập thể vải chín sớm phường Phương Nam cho sản phẩm vải của TP Uông Bí” với các nội dung: Quy hoạch vùng sản xuất vải chín sớm; tạo lập nhãn hiệu tập thể vải chín sớm phường Phương Nam; quản lý nhãn hiệu tập thể vải chín sớm; phát triển sản xuất vải chín sớm và tăng cường năng lực cho các tác nhân.
Việc xây dựng nhãn hiệu tập thể vải chín sớm phường Phương Nam được sự ủng hộ và quan tâm của lãnh đạo địa phương và người trồng vải Phương Nam. Kết quả, dự án đã quy hoạch được vùng sản xuất vải chín sớm đảm bảo chất lượng tập thể với diện tích 350ha trên địa bàn phường Phương Nam, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ dưới chủ sở hữu là Hội Nông dân phường Phương Nam; xây dựng được các công cụ quản lý phù hợp để quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể. Hiện bà con ở đây đã có được 9 cây đầu dòng (mang đầy đủ đặc trưng của giống, cho năng suất, chất lượng cao, chống chịu điều kiện ngoại cảnh và dịch hại tốt) để nhân giống, mở ra cơ hội để mở rộng sản xuất.
Dự án cũng đã tổ chức các lớp tập huấn đào tạo về quy trình kỹ thuật trồng vải, quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể cho các tác nhân, kỹ năng kinh doanh, kỹ năng phát triển thị trường, nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật của các tác nhân hưởng lợi về trồng, chăm sóc cây vải cũng như việc bảo vệ nhãn hiệu tập thể đã xây dựng.
Đạt được kết quả trên là nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị tư vấn là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp với lãnh đạo địa phương và người sản xuất vải. Dự án không những giúp người sản xuất nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm, mà còn góp phần không nhỏ để khẳng định uy tín của sản phẩm vải chín sớm Phương Nam trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến nay, toàn tỉnh đã xuống giống lúa vụ 3 gần 110.000ha, lúa chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng. Trong thời gian gần đây, do thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn và thối thân vi khuẩn phát triển, lây lan trên diện rộng.

Ngày 28/7/2014, Hiệp hội Lương thực Việt Nam ra thông báo điều chỉnh giá gạo xuất khẩu. Theo đó, giá tối thiểu đối với gạo loại 25% tấm đóng bao 50kg/bao, theo tiêu chuẩn chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam là 410 USD/tấn/FOB, tăng 35 USD/ tấn/FOB so với lần công bố vào ngày 18/7. Mặc dù năng suất lúa vụ hè thu có giảm so với cùng kì năm ngoái, song với mức giá hiện tại nhiều nông dân vẫn rất phấn khởi vì lợi nhuận được đảm bảo.

Nông dân sản xuất rau màu huyện Hồng Ngự cho rằng, nếu sản lượng nông sản không bị “dội hàng” thì thu nhập từ sản xuất hoa màu, đặc biệt sản xuất trong mùa lũ...

Theo đó, Công ty đồng ý bao tiêu 800ha lúa của HTX với giá cao hơn thị trường 200 đồng/kg, đồng thời, hỗ trợ nông dân gần 2 tỷ đồng/vụ để mua giống sản xuất với lãi suất 0% trong 4 tháng kể từ thời điểm thu hoạch. Công ty sẽ thu nhận từ 500-700 tấn lúa/ngày và thời gian thu mua dứt điểm từ 8-15 ngày...

Những ngày gần đây, cá linh non - sản vật thiên nhiên đặc trưng của mùa nước nổi - đã xuất hiện ở một số địa điểm trên sông Tiền thuộc địa phận các huyện đầu nguồn như thị xã Tân Châu của tỉnh An Giang, thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự của Tỉnh Đồng Tháp.