Xây Dựng Mô Hình Nuôi Rắn Mối Đầu Tiên Của Tỉnh Thừa Thiên Huế

Mô hình do ông Cao Xuân Dũng - Phó Chủ tịch HND TX Hương Trà làm chủ đề tài.
Hội nông dân TX Hương Trà (Thừa Thiên Huế) vừa triển khai dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi rắn mối thương phẩm cho nông dân phường Hương Văn”.
Mô hình được triển khai tại hộ ông Hồ Ngọc Bình (phường Hương Văn). Ông Bình tham gia nuôi 1.500 con rắn mối (mua ở tỉnh Quảng Ngãi), được hỗ trợ 100% tiền con giống, 30% thức ăn hỗn hợp, hóa chất khử trùng chuồng trại, tập huấn kỹ thuật.
Qua triển khai, kết quả cho thấy rắn mối sinh trưởng và phát triển tốt, dễ nuôi, thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương. Rắn mối cho thịt thơm, ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và có thị trường tiêu thụ rộng. Ngoài ra,do các công đoạn về chăm sóc, vệ sinh thú y đơn giản so với các vật nuôi thông thường khácnên việc nuôi rắn mối theo hướng sinh sản, thương phẩm là có hiệu quả.
Để mở rộng mô hình này trên địa bàn TX, trong thời gian tới HND TX Hương Trà phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiếp tục mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân và hướng đến nuôi rắn mối theo hướng thịt, trứng, con giống tại nông hộ.
Hiện nay, 1kg thịt rắn mối có giá khoảng 340.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm

Đối với các vườn bưởi được trồng hơn 3 năm, năng suất vụ này khoảng 3,5 - 4 tấn/công, sau khi trừ chi phí sản xuất, nhà vườn lời hơn 100 triệu đồng. Với việc bưởi đang được giá và hút hàng như hiện nay, nhà vườn trồng bưởi đang kỳ vọng vào mùa bưởi tết thắng lợi. Huyện Long Mỹ có trên 10ha trồng bưởi, tập trung nhiều ở các xã Long Bình, Long Trị, Long Trị A và Thuận Hưng.

Theo ông Nguyễn Phong Quang, Phó Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, để góp phần hạn chế tình trạng tôm chết lan rộng, ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục hoàn thiện thêm hệ thống cấp và tiêu nước phục vụ nuôi thủy sản.

Lươn sống ở mương, lạch, nơi đầm lầy, ruộng lúa. Lươn không chỉ là món ăn đặc sản giàu dinh dưỡng mà theo các thầy thuốc đông y, còn là vị thuốc có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức xương sống, phong thấp... Vì vậy, lươn trở thành loại thực phẩm có giá trị cao.

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu bắt đầu xuất hiện vào năm 1996 ở ĐBSCL. Từ đó đến nay, nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn đang nở rộ, nhất là vào thời điểm giáp vụ, khan hiếm nguyên liệu ở khu vực này.

Chi cục sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sinh sống tại các xã ven biển, ven đầm chung tay với chính quyền địa phương tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát tại các điểm nóng, kịp thời xử lý các đối tượng vi phạm