Xây Dựng Mô Hình Khắc Phục Hiện Tượng Sượng Trái Sầu Riêng

Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre đã tổ chức Hội đồng Khoa học nghiệm thu Dự án “Xây dựng mô hình khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng trên địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre”, do Thạc sĩ Bùi Thanh Liêm (công tác tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách) làm chủ nhiệm.
Dự án được thực hiện trong 24 tháng, có 72 hộ tham gia, với tổng diện tích 27,5ha, tại 8 ấp của xã Sơn Định.
Kết quả, Dự án đã đạt các mục tiêu đề ra, đã tổ chức cho 2 cán bộ và 4 tổ trưởng tham gia đào tạo về kỹ thuật và các giải pháp khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng tại Trường Đại học Cần Thơ.
Bên cạnh đó, Ban chủ nhiệm còn phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các hộ thực hiện mô hình và các hộ trồng sầu riêng lân cận. Qua đó, nông dân yên tâm sản xuất, năng suất, phẩm chất trái luôn ổn định đạt bình quân 2-2,5 tấn/ha, tình trạng sượng trái giảm đáng kể.
Cụ thể, vườn của ông Huỳnh Văn Ngợi, trước đây tỷ lệ sượng trái trên 50%, sau khi tham gia Dự án và thực hiện đúng qui trình kỹ thuật theo hướng dẫn, tỷ lệ sượng trái giảm còn dưới 3%.
Dự án đã được Hội đồng nghiệm thu và xếp loại khá.
Có thể bạn quan tâm

Một trong những thành tựu nổi bật của giai đoạn 2010-2015 chính là sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà tiếp tục phát triển khá toàn diện theo hướng hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao trên thương trường.

Theo hãng thông tấn Canada (CP), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một thỏa thuận thương mại đầy tham vọng - sẽ thúc đẩy nền kinh tế của 12 nước thành viên thông qua việc mở rộng thị trường giao thương nội khối.

Lễ công bố 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015 sẽ diễn ra vào ngày 17/10 tới tại Hà Nội.

Việc 12 nước tham gia đàm phán TPP đạt được thỏa thuận đang mở ra cơ hội cho Việt Nam bước vào một “sân chơi” rộng lớn và có ý nghĩa quyết định cho tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.

Giá lúa gạo trong vùng đang tăng mạnh do thiếu nguồn cung chế biến gạo xuất khẩu, nông dân có tâm lý găm hàng chờ giá lên.